Vụ chìm tàu ở Thanh Hóa: Nước mắt người ở lại

GD&TĐ - Chiều 30/7, 7 người mất tích trong vụ chìm tàu của ngư dân Thanh Hóa tại biển Quảng Ninh vẫn chưa được tìm thấy.

Vụ chìm tàu ở Thanh Hóa: Nước mắt người ở lại
Vụ chìm tàu ở Thanh Hóa: Nước mắt người ở lại ảnh 1Vụ chìm tàu ở Thanh Hóa: Nước mắt người ở lại ảnh 2Vụ chìm tàu ở Thanh Hóa: Nước mắt người ở lại ảnh 3Vụ chìm tàu ở Thanh Hóa: Nước mắt người ở lại ảnh 4Vụ chìm tàu ở Thanh Hóa: Nước mắt người ở lại ảnh 5

Hi vọng mong manh

Chúng tôi đến xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, nơi có 3 người bị mất tích trên biển. Không khí buồn thương bao trùm những ngôi nhà nơi cửa biển. 

Có mặt tại gia đình anh Nguyễn Hữu Tuấn (SN 1982), ở thôn Thắng Tây, xã Ngư Lộc, ngư dân trên tàu đánh bắt hải sản TH 91278-TS có công suất 180 CV do Đặng Văn Toanh (SN 1978), ở xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc làm thuyền trưởng cùng sáu ngư dân bị mất liên lạc ở khu vực biển Quảng Ninh-Hải Phòng.

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ, ngôi nhà cũ, ẩm thấp vang lên những tiếng khóc của người thân nạn nhân. Những người hàng xóm đến động viên cũng rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh tang thương của gia đình anh Tuấn.

Gia đình anh Tuấn thuộc diện khó khăn của xã Ngư Lộc. Bố mẹ Tuấn đều đã mất, gia đình có 4 anh em nhưng chỉ Tuấn là lao động chính trong nhà, 1 người anh và 2 người em của Tuấn đều tàn tật không có khả năng lao động. Vợ anh Tuấn là chị Đinh Thị Niên (32 tuổi) thì ở nhà nuôi con nhỏ.

Trước nỗi đau ập đến gia đình, người vợ trẻ chỉ biết ôm đứa con gái nhỏ chưa đầy 2 tuổi vào lòng khóc cạn nước mắt. Người thân nạn nhân vẫn đang từng phút, từng giây mong ngóng tin tìm kiếm của lực lượng chức năng báo về, dù hi vọng rất mong manh. Bởi người dân nơi đây đi biển, biết bao người cũng đã không trở về.

Nỗi đau chồng chất

Chỉ trong hai ngày, hai chiếc tàu cá bị chìm ngoài biển, không có hy vọng trục vớt. hơn 3 tỷ đồng chìm sâu dưới lòng biển. Để có những chiếc tàu vận hành mưu sinh ngoài biển, gia đình các chủ tàu đã phải vay mượn, tích cóp nhiều năm trời. Mất người, mất của, nỗi đau này chưa hết lại đến nỗi lo khác.

Tại xã Hưng Lộc, gia đình anh Đặng Văn Toanh (SN 1978), thôn Tân Hưng, chủ tàu TH 91278-TS, nỗi đau chồng chất hơn khi trong gia đình có đến 3 người thân ruột thịt đều bị mất tích. Đó là, Đặng Văn Toanh, ông Đặng Văn Oanh (bố anh Toanh) và Triệu Văn Đức (18 tuổi, cháu ngoại ông Oanh).

Nhiều người đến thăm không khỏi xót xa khi thấy chị Nguyễn Thị Hân, vợ anh Toanh cùng các con nhỏ vật vã thảm thiết gọi tên chồng, tên cha. Bên cạnh, đứa con nhỏ nhất của anh Toanh mới khoảng 3 tuổi khuôn mặt ngơ ngác chưa hiểu được nỗi đau mất mát của gia đình.

Anh Nguyễn Văn Hiểu, trưởng thôn Tân Hưng cho biết: Hoàn cảnh gia đình anh Toanh rất khó khăn, từ 2005 đến nay thuộc hộ nghèo. Anh Toanh có 5 đứa con gái, bé lớn nhất học lớp 3, nhỏ nhất học mẫu giáo. Bố mẹ anh Toanh bị bại liệt nhiều năm nay. Anh là lao động chính trong nhà. 

Ông Oanh tuy bị liệt nhưng vì thương con vất vả nên ông vẫn đi thuyền cùng con để trông nom công việc trên thuyền. Không ngờ, chuyến đi này tàu lại gặp nạn. Trong gia đình anh Toanh chỉ còn lại mẹ, vợ và 5 đứa con gái nhỏ. Con tàu là tài sản lớn nhất của gia đình cũng bị mất, thiệt hại ước tính hơn 1,5 tỷ đồng. 

Ngoài ra, tại thông Tân Hưng còn một người cùng mất tích trên tàu là anh Phan Văn Đậu, hoàn cảnh gia đình cũng rất khó khăn. Từ trước đến nay, đây là vụ việc đau lòng nhất xảy ra ở thôn Tân Hưng.

Vừa qua, đại diện UBND huyện cùng chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình nạn nhân. “Chúng tôi đã kêu gọi nhân dân trong xã quyên góp tiền, kêu gọi các đoàn thể, các ngành cùng hỗ trợ để động viên gia đình vơi bớt khó khăn” – ông Hiểu nói.

Cũng trong ngày 30/7, đại diện Công ty Bảo Việt Thanh Hóa đã đến động viên, chia buồn và hỗ trợ ban đầu cho gia đình 7 nạn nhân trong vụ chìm tàu trên.

Chiều 27/7, chiếc tàu cá mang số hiệu TH 90446- TS (công suất 155CV), do anh Hoàng Văn Duẩn (trú tại xã Ngư Lộc) làm thuyền trưởng đang khai thác hải sản ở ngư trường cách đảo Cát Bà 15 hải lý thì bị sóng lớn đánh chìm. 

6 ngư dân của tàu cá này được tàu bạn cứu nạn. Riêng anh Hoàng Văn Thuần (19 tuổi, trú tại xã Hưng Lộc, Hậu Lộc) hiện đang mất tích trên vùng biển Hải Phòng. Tiếp đó, sáng 28/7, UBND huyện Hậu Lộc nhận được tin báo tàu cá mang số hiệu TH 91278- TS (công suất 180CV), do anh Đặng Văn Toanh (xã Hưng Lộc) làm thuyền trưởng cùng 6 ngư dân bị mất liên lạc ở khu vực biển giáp ranh Quảng Ninh- Hải Phòng. 

Đến 11g30 phút cùng ngày, lực lượng cứu hộ, cứu nạn tỉnh Quảng Ninh cứu vớt được anh Nguyễn Văn Tuấn (23 tuổi, trú tại thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc). Các ngư dân đang mất tích gồm: Đặng Văn Oanh, Đặng Văn Toanh, Phan Văn Đậu, Triệu Văn Đức, đều trú tại thôn Tân Hưng, xã Hưng Lộc; anh Lê Văn Thường (trú thôn Bắc Thọ), Nguyễn Hữu Tuấn (trú thôn Thắng Tây, đều xã Ngư Lộc).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...