Vụ án oan đòi bồi thường 40 tỷ tại Vĩnh Phúc: Người kiện ra tòa, người chấp nhận đàm phán

GD&TĐ - Ba gia đình có người thân mang thân phận án oan gần 40 năm đã yêu cầu bồi thường thiệt hại hơn 40 tỷ đồng. Sau thời gian dài thương lượng, đến nay chỉ có một gia đình chấp nhận mức bồi thường hơn 1,1 tỷ đồng.

Ông Khổng Văn Đệ, ông Trần Ngọc Chinh và người đại diện của ông Trần Trung Thám (từ phải qua) tại buổi xin lỗi công khai hồi tháng 10/2019. Ảnh: Tiền Phong
Ông Khổng Văn Đệ, ông Trần Ngọc Chinh và người đại diện của ông Trần Trung Thám (từ phải qua) tại buổi xin lỗi công khai hồi tháng 10/2019. Ảnh: Tiền Phong

Một gia đình đòi bồi thường 5,2 tỷ đồng, chấp thuận nhận hơn 1,1 tỷ

Vụ “án oan” gây chấn động dư luận Vĩnh Phúc đã diễn ra cách đây 40 năm. Vụ việc bắt nguồn từ vụ án giết người xảy ra tại xã Đồng Thịnh vào năm 1980. Sau đó, lần lượt ông Trần Trung Thám, Trần Ngọc Chinh, Khổng Văn Đệ và Nguyễn Đình Ký bị khởi tố, bắt giam. Trong đó, ông Trần Trung Thám bị chết trong thời gian giam giữ tại Trại giam Phủ Đức.

Trong quá trình điều tra, Cơ quan tỉnh Vĩnh Phú xác định, chỉ có ông Nguyễn Đình Ký thực hiện hành vi giết người và bị xét xử, tuyên phạt ông Nguyễn Đình Ký mức án tù chung thân. 

Năm 1982, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc) có quyết định đình cứu “Không phạm tội giết ông Chu Văn Quản” đối với các ông Trần Trung Thám, Trần Ngọc Chinh và Khổng Văn Đệ. Tuy nhiên, cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phú không xin lỗi hoặc cải chính công khai về việc oan sai, khiến cả 3 người cùng gia đình cùng chịu sự ghẻ lạnh, kỳ thị của xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần, cuộc sống, kinh tế... trong suốt gần 40 năm.

Sau khi tra xét hồ sơ, tháng 10/2019, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh Vĩnh Phúc, UBND xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô tổ chức xin lỗi, cải chính công khai về vụ án, chấm dứt thời gian mang thân phận án oan của 3 cá nhân trên. Đồng thời, gia đình có người thân mang thân phận án oan đã có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cho những tháng ngày bị ngồi tù oan và cả quãng thời gian mang thân phận án oan. 

Số tiền yêu cầu bồi thường thiệt hại của gia đình ông Đệ là khoảng 5,2 tỷ đồng, gia đình ông Chinh là 12,8 tỷ đồng, gia đình ông Thám là 25 tỷ đồng.

Sau thời gian dài thương lượng, mới đây, gia đình ông Khổng Văn Đệ đã thống nhất cùng VKSND tỉnh này về khoản bồi thường oan sai hơn 1,1 tỉ đồng. Theo thông tin từ gia đình ông Đệ, mặc dù số tiền bồ thường 1,1 tỉ đồng dù không như mong muốn ban đầu (5,2 tỷ đồng) nhưng vẫn chấp nhận được, vì hiện ông Đệ đã tuổi cao sức yếu.

Không chấp nhận thương lượng, hai gia đình khởi kiện ra tòa, yêu cầu bồi thường gần 38 tỷ đồng

Ông Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Thái Hưng là đơn vị bảo vệ quyền lợi cho bà Thắm và ông Chinh cho biết: Trong vụ án này có 3 gia đình yêu cầu bồi thường. Mới đây, báo chí có đưa gia định ông Đệ đã chấp nhận mức bồi 1,167 tỷ đồng là quyền của gia đình ông Đệ không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của gia đình ông Chinh, bà Thắm. Việc gia đình ông Chinh, bà Thắm khởi kiện tại Tòa yêu cầu bồi thường sẽ được chứng minh bằng tài liệu, chứng cứ và các tài liệu quan trọng trong hồ sơ vụ án. 

Sau nhiều lần thương lượng với VKS tỉnh Vĩnh Phúc không thành, ông Trần Ngọc Chinh và đại diện của ông Trần Trung Thám đã rút đơn yêu cầu bồi thường để khởi kiện ra tòa. Trong đó, ông Chinh đề nghị được bồi thường hơn 12,8 tỉ đồng, người đại diện của ông Thám đề nghị được bồi thường 25 tỷ đồng.

Bà Trần Thị Thắm là vợ của ông Trần Trung Thám (người đã bị chết trong quá trình giam giữ) chia sẻ: “Bao nhiêu năm nay vẫn là tôi một mình gánh nặng nuôi các con khôn lớn trưởng thành, đau đáu về cái chết không rõ nguyên nhân của chồng tôi. Nhưng gần 37 năm nay vẫn không có một ai đứng ra trả lời cho tôi về những oan khuất chồng tôi phải chịu, những đau đớn giày vò chồng tôi phải nếm trải vì hai chữ “bắt lầm” và những tổn thất to lớn về tinh thần của mẹ con tôi”.

Về thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất, trong đơn khởi kiện VKSND tỉnh Vĩnh Phúc, bà Thắm trình bày: “Trước khi bị bắt, chồng tôi làm cho lò rèn của HTX. Tiền lương 1 ngày công của tôi là 45 đồng (tương ứng với hiện nay là 450.000 đồng/công). Như vậy tiền lương 1 tháng là 14.000.000 đồng. Tiền lương bị mất trong suốt 40 năm qua của chồng tôi được tính là 40 năm x 12 tháng x 14 triệu đồng/tháng = 6.720.000.000 đồng (Sáu tỷ bảy trăm hai mươi triệu đồng).

Tổng số tiền tổn thất tinh thần theo quy định là 360 x 1.600.000 đồng = 576.000.000 đồng. Tuy nhiên, gần 37 năm nay, tôi hàng tuần, hàng tháng đều mang đơn thư kêu cứu đi khắp các cửa cơ quan chức năng từ tỉnh đến Trung ương. Không ai đứng ra trả lời về những oan khuất chồng tôi phải chịu, những đau đớn giày vò chồng tôi phải nếm trải. Do đó, tôi yêu cầu mức bồi thường trong 38 năm chồng tôi bị oan là 15.549.596.000 đồng (Mười lăm tỷ năm trăm bốn mươi chín triệu năm trăm chín mươi sáu nghìn đồng).

Ngoài ra, các chi phí khác như thuê phương tiện đi lại, chi phí in sao và gửi tài liệu, chi phí cấp dưỡng cho các thành viên trong gia đình... Tổng số tiền trong đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường của bà Thắm là 25.000.000.000 đồng (Hai mươi lăm tỷ đồng).

Về phía ông Trần Ngọc Chinh, trong đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường, ông Chinh trình bày: “Tôi bị bắt tạm giam ngày 17/1/1980 (âm lịch) tức ngày 3/3/1980 dương lịch, được trả tự do ngày 4/10/1982 (âm lịch) tức ngày 12/10/1982 dương lịch, với tổng thời gian tạm giam là 953 ngày.

Trước khi tôi bị bắt, tôi làm cho lò ngói của HTX. Số tiền tiền lương 1 ngày công của tôi là 45 đồng (tương ứng với hiện nay là 450.000 đồng/công). Như vậy tiền lương 1 tháng là 14.000.000 đồng, chưa kể tiền phụ cấp. Như vậy, thu nhập bị mất trong lúc tạm giam bao gồm cả tiền trợ cấp là 563.200.000 đồng”.

Ngoài ra, trong đơn khởi kiện, ông Chinh còn liệt kê hàng loạt các khoản thu nhập bị giảm sút do sức khỏe bị giảm kể từ khi “ra trại”. Tiền thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm, chi phí thuê phương tiên, chi phí in ấn và gửi tài liệu, chi phí cấp dưỡng... Tổng số tiền bồi thường ông Chinh đặt ra trong đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường là 12.869.800.000 đồng.

Được biết, gia đình bà Thắm, ông Chinh đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và đang chờ kết quả thụ lý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.