Voi rừng đi lạc vào nhà dân để tìm thức ăn

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Một cá thể voi tại Vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con Cuông, Nghệ An) đã đi vào vườn nhà dân, đốn ngã một số cây chuối để ăn.

Cá thể voi đi vào vườn được người dân chụp hình lại.
Cá thể voi đi vào vườn được người dân chụp hình lại.

Ngày 24/8, ông Trần Xuân Cường - Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con Cuông, Nghệ An) cho biết, thời gian gần đây, đơn vị ghi nhận một số trường hợp voi rừng xuất hiện và đi vào vườn của người dân.

Gần đây nhất, vào tối 22/8, chị Ngô Thị Tuyết Linh cùng người thân đang ngủ tại nhà hàng gần thác Khe Kèm (thuộc xã Lục Dạ, huyện Con Cuông) thì nghe tiếng động phát ra từ ngoài vườn.

Lúc mở cửa thì thấy một con voi đang quật ngã một số cây chuối trong vườn để ăn. Vì sợ voi vào nhà nên chị Linh và mọi người đã đốt lửa để xua đuổi. Khoảng 20 phút sau, con voi này bỏ đi.

Một số cây chuối bị voi đốn gãy.

Một số cây chuối bị voi đốn gãy.

Theo chị Linh, đây không phải là lần đầu tiên voi xuất hiện ở xã Lục Dạ. Khoảng 1 tuần trước, cá thể voi này cũng tới khu vực trên nhưng không gây thiệt hại gì.

Vườn quốc gia Pù Mát rộng hơn 94.000ha, trải dài trên 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương (Nghệ An). Hiện tại đây có 13 cá thể voi, trong đó đàn đông nhất khoảng 8 con.

Theo ông Cường, con voi mà người dân bắt gặp vừa qua là cá thể sống đơn lẻ hàng chục năm nay. Trước đây, khi chưa thành lập Vườn quốc gia Pù Mát, tại huyện Con Cuông có 2 con voi, tuy nhiên 1 con đã bị chết.

Đối với cá thể này, hiện chưa có giải pháp khả thi trong việc di chuyển, ghép đàn. Lý do là địa hình chia cắt, điều kiện phương tiện, kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu.

Vào mùa khô, voi thường phải di chuyển địa bàn để tìm thức ăn và nước. Tầm cuối năm, voi rừng ở Pù Mát cùng từng vào ăn chuối, mía của người dân tại xã Phúc Sơn (huyện Anh Sơn).

Sự việc khiến cơ quan chức năng và người dân phải sử dụng các biện pháp như đánh kẻng, đốt lửa… để xua đuổi voi trở lại rừng để đảm bảo an toàn.

Vườn Quốc gia Pù Mát là một khu bảo tồn tự nhiên nổi tiếng, có hệ động thực vật phong phú, rừng nguyên sinh với tính đa dạng sinh học cao bậc nhất Việt Nam.

Voi ở Pù Mát thuộc loài voi châu Á (Elephas maximus) thường sống ở rừng thứ sinh (rừng hỗn giao tre nứa). Những cá thể voi ở đây được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định để duy trì và phát triển động vật hoang dã.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.