Vô tư viết dòng chữ này lên cặp sách, bà mẹ suýt chút nữa đẩy con trai vào tay kẻ gian

Vô tư viết dòng chữ này lên cặp sách, bà mẹ suýt chút nữa đẩy con trai vào tay kẻ gian

Chị Trịnh, sống ở Trung Quốc có cậu con trai nhỏ tên Tiểu Vũ, năm nay 6 tuổi. Bà mẹ này có thói quen viết, thêu tên con lên các đồ vật hàng ngày như cặp sách, quần áo,... Chị Trịnh cho rằng, đây vừa là một cách đáng yêu để đánh dấu đồ dùng cá nhân, vừa có thể giúp đỡ con nếu chẳng may đi lạc.

Một ngày nọ, chị Trịnh vì tắc đường nên không thể đón con đúng giờ. Khi đến trường, chị không khỏi hoảng hốt khi thấy một người đàn ông lạ mặt đang cố gắng tiếp cận Tiểu Vũ. 

Gã này suýt chút nữa đã dẫn được con trai chị đi khỏi phạm vi cổng trường nếu như chị không kịp hô hoán mọi người xung quanh đến ứng cứu. Thấy mọi người xúm lại, gã đàn ông mới vội vàng buông tay Tiểu Vũ và bỏ chạy.

Vô tư viết dòng chữ này lên cặp sách, bà mẹ suýt chút nữa đẩy con trai vào tay kẻ gian ảnh 1
Con trai chị Trịnh suýt bị bắt cóc vì dòng chữ trên cặp. (Ảnh minh họa).

Sau khi con trai đã được an toàn, chị Trịnh mới hỏi con, tại sao lại không đề phòng với người lạ, mặc dù trước đó đã được bố mẹ dặn rất nhiều lần. Con trai chị ngây thơ cho biết: "Chú ấy nói có quen với bố mẹ. Chú ấy cũng biết tên của con".

Chị Trịnh lúc này mới giật mình và nhận ra: Chính thói quen viết tên con lên đồ dùng cá nhân của mình đã suýt đẩy con trai vào sự nguy hiểm. Chắc hẳn kẻ xấu kia đã nhìn thấy tên của Tiểu Vũ trên cặp sách, nắm bắt được thông tin cá nhân và bắt đầu tiếp cận với cậu bé.

Bố mẹ tuyệt đối không tiết lộ tên của con

Thực tế, không riêng chị Trịnh mà rất nhiều phụ huynh khác cũng có thói quen ghi tên con vào các đồ dùng cá nhân như cặp sách, giày dép, hộp cơm,... Việc làm này hoàn toàn không nên bởi nó dễ dàng khiến người lạ tiếp cận, nắm bắt các thông tin cá nhân của con.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, người lạ sẽ dễ dàng chiếm được sự tin tưởng của trẻ trong quá trình trò chuyện nếu biết được tên của chúng. Chính vì vậy, bố mẹ cần bỏ thói quen trên. Bên cạnh đó, để đề phòng con đi lạc, bố mẹ nên viết số điện thoại của gia đình lên đồ dùng của con. Chẳng hạn như: "Nếu trẻ bị lạc, hãy liên hệ số 09***".

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần dặn dò con hạn chế nói chuyện và tuyệt đối không đi theo người lạ. Một số kẻ xấu thường lợi dụng lòng tin của trẻ và nhận là người quen của bố mẹ.

Trong trường hợp này, bố mẹ hãy dạy con những mật khẩu riêng của gia đình. Nếu ai đó đến đón con thay bố mẹ thì họ cần phải nói được đúng mật khẩu. 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.