Vợ đảm không sợ Tết

GD&TĐ - Cuối năm là khoảng thời gian bận rộn nhất đối với phụ nữ. Từ việc cơ quan, con cái, dọn dẹp nhà cửa, đối nội đối ngoại. Nếu không biết sắp xếp khoa học thì “nội tướng” của gia đình sẽ rơi vào hội chứng sợ Tết với hàng núi công việc chất chồng...

Vợ đảm không sợ Tết

Tài biến hóa

Suốt 5 tiếng đồng hồ hoàn tất các công đoạn từ cắt, uốn, nhuộm tóc mọi người ở hiệu làm tóc ngạc nhiên khi thấy chị Nhạn Hồng (công tác tại Bảo tàng Hà Nội) cứ dán mắt vào cái điện thoại và nhoay nhoáy các thao tác. Chỉ đến khi nghe chị xử lý các thông tin từ các cuộc trao đổi mọi người mới vỡ lẽ và thán phục việc chị đang hoàn tất những việc mua sắm mứt kẹo, đặt gà, đặt giò, bánh trái và nhiều mặt hàng thực phẩm khác ở những địa chỉ uy tín Mọi người hỏi han thông tin và xin chị một số địa chỉ để đến mua hàng.

Để không bị cập rập những ngày cận Tết, chị Hồng chia sẻ kinh nghiệm: Tết nào tôi cũng lập kế hoạch chi tiêu Tết từ sớm, lên danh sách những công việc cần làm, những thứ phải mua sắm và “phân bổ” việc thực hiện tới từng thành viên trong gia đình. Tính hòm hòm lương thưởng của hai vợ chồng xong tôi liệt kê cụ thể các khoản cần phải chi, định mức vừa đủ số tiền cho những khoản ấy để khi tiêu tiền không vung tay quá trán. Việc gì giải quyết được trước là mình làm, không bao giờ giữ tâm lý để dành việc.

Trong nhà có khoản tiền dự trữ khoảng 2 chục triệu mình lấy ra tạm dùng chứ không chờ có lương thưởng mới đi mua sắm. Khi mình chủ động được thời gian, có nhiều cơ hội lựa chọn hơn sản phẩm có chất lượng và giá cả cũng mềm hơn, đúng câu “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”.

Điều phối hài hòa các nhu cầu…

Việc kiểm tra đèn điện trên ban thờ, điện nước trong nhà, đưa quà đi biếu người thân, chỉ đạo giám sát con cái lau dọn đồ đạc là trong tầm tay những ông chồng biết thương vợ. Đây cũng là cách tế nhị kéo ông chồng ra khỏi các cuộc nhậu tất niên mất nhiều thời gian và hại sức khỏe đẻ các trụ cột góp phần làm mới không gian sống cho gia đình.

Những đứa trẻ tham gia dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa vừa có ý thức hơn rằng, Tết không của riêng ai cả. Được hòa vào không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết, đề xuất thực đơn, chúng cũng bớt bày bừa. Càng lớn chúng càng có ý thức tốt hơn chia sẻ trách nhiệm trong gia đình. Đừng quá đặt nặng vấn đề thẩm mỹ hoàn hảo và cầu toàn là “gánh lo” sẽ nhẹ bớt đi nhiều lắm. Chị Nhạn Hồng nhận xét.

Điều quan trọng nhất mà TS Xã hội học Khuất Thu Hồng khuyên chị em là hãy giải phóng bản thân trước “gánh nặng lo toan”, hãy biết thu xếp, cân đối hợp lý quỹ thời gian và khối lượng công việc để có những ngày đầu xuân thư thái, đúng như sự khởi đầu mới. Nếu phụ nữ không biết làm mới, làm đẹp, tươi vui thì làm sao mùa xuân hiện hữu? Ý nghĩa của Tết thiêng liêng, cao quý và thắm đượm tính nhân văn, đừng tự làm khó, làm khổ, làm mình ghét sợ Tết chính từ hai chữ “hy sinh” mụ mị và “đâm lao” theo cái sự “phú quý sinh lễ nghĩa” rườm rà…

Tết sẽ trở thành kỳ nghỉ hấp dẫn đáng được mong chờ khi người phụ nữ đảm đang biết chọn và điều phối hài hòa các nhu cầu ăn Tết, chơi Tết, tận hưởng Tết thì gia đình sẽ có được một cái Tết ý nghĩa, trọn vẹn nhất. Với những bữa cơm ấm cúng, đầy đủ thành viên trong gia đình, chuyến du xuân, đi lễ đầu năm thư thái, với những cuộc gặp gỡ người thân, bạn bè rộn ràng tiếng cười vui.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.