Vĩnh Phúc: Hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm

GD&TĐ - Trung tâm phát triển Công thương Vĩnh Phúc mới tổ chức Nghiệm thu cơ sở đề án “Hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm” từ nguồn kinh phí ngân sách tỉnh năm 2021.

Nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm” của Cơ sở sản xuất Nguyễn Hùng Cường.
Nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm” của Cơ sở sản xuất Nguyễn Hùng Cường.

Tham dự buổi nghiệm thu cơ sở có đại diện Sở Công Thương - Phòng Quản lý công nghiệp và Kỹ Thuật; Trung tâm Phát triển Công thương tỉnh Vĩnh Phúc; Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Sông Lô; UBND xã Đồng Thịnh.

Đề án “Hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm” của Cơ sở sản xuất Nguyễn Hùng Cường (xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) được Sở Công thương thẩm định và phê duyệt tại Quyết định số 205/QĐ-SCT ngày 30/9/2021 về việc chuyển đổi nội dung, kinh phí thực hiện Chương trình Khuyến công nguồn kinh phí ngân sách tỉnh năm 2021 (đợt 1); Đề án thực hiện với tổng đầu tư là 255 triệu đồng, kinh phí khuyến công hỗ trợ 120 triệu đồng.

Các máy móc thiết bị được hỗ trợ đầu tư mua mới 100%, phù hợp với yêu cầu hỗ trợ của đề án bao gồm: Máy cắt nhôm 2 đầu, máy nén khí, Máy phay đầu đố, Máy dập ke nhảy hơi, đây là các máy móc thiết bị tiên tiến, dây truyền sản xuất chính trong sản xuất của cơ sở. Khi đi vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm nhân công so với làm thủ công, và làm đa dạng mẫu mã sản phẩm…sản phẩm đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của cơ sở.

Đề án thực hiện có hiệu quả, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển CN và TTCN; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương, có thu nhập ổn định với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/tháng. Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, ổn định an ninh xã hội, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế, xã hội chung của địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Myanmar tìm cách gia nhập BRICS

Myanmar tìm cách gia nhập BRICS

GD&TĐ - Myanmar mong muốn hợp tác với BRICS và sẽ nỗ lực hết sức để gia nhập khối này, theo phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Than Swe.