Tiền thân của Công ty cổ phần đường Khánh Hòa là nhà máy đường mía Diên Khánh được thành lập từ năm 1989 với công suất thiết kế ban đầu của Nhà máy là 100 tấn mía/ngày.
Đây là Nhà máy đường mía đầu tiên của tỉnh Khánh Hòa do UBND tỉnh Khánh Hòa quản lý. Đến năm 1995, nhà máy đường mía Khánh Hòa được đổi tên là Công ty đường Khánh Hòa. Năm 1998, Công ty đường Khánh Hòa khởi công xây dựng nhà máy đường Cam Ranh với sự đồng thuận, chỉ đạo sát sao của chính phủ nhằm phát triển ngành mía đường Việt Nam đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân trồng mía của tỉnh.
Sự kiện có sự tham dự của Bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung Ương Đảng, Trưởng ban dân vận Trung Ương; Bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc Vinamilk; ông Đỗ Thành Liêm – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đường Việt Nam và chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (những người ngồi hàng ghế đầu tiên) |
Ông Đỗ Thành Liêm - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đường Việt Nam đại diện trao bảng tượng trưng phần quà 500 triệu đồng cho Bà Hoàng Thị Lý – Phó giám đốc Sở Giáo Dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa nhằm hỗ trợ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa sửa chữa trường học bị hư hỏng do bão lũ. |
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đường Việt Nam, Giám đốc Điều hành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam trao bảng tượng trưng món quà 77,000 ly sữa Vinamilk – tương đương 500 triệu đồng cho bà Nguyễn Thị Xuân Thu – Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em các vùng bị ảnh hưởng bão lũ của tỉnh Khánh Hòa. |
Các khách mời tham quan lịch sử phát triển của Công ty cổ phần đường Việt Nam. |
Năm 2000, Nhà máy đường Cam Ranh chính thức đi vào hoạt động, với công suất sản xuất 6.000 tấn mía/1 ngày. Ngày 25/01/2007, Công ty đường Khánh Hòa được chuyển đổi mô hình hoạt động, từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần không còn vốn nhà nước và được đổi tên là Công ty cổ phần đường Khánh Hòa.
Trong hơn 28 năm phát triển và trưởng thành, Công ty cổ phần đường Khánh Hòa luôn là chỗ dựa vững chắc của hàng chục ngàn hộ dân trồng mía trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa và địa phương lân cận như: Huyện Ma’Drắk - tỉnh Đắk Lắk; huyện Ninh Sơn, huyện Bác Ái - tỉnh Ninh Thuận….
Các sản phẩm chủ lực của công ty là đường tinh luyện và đường nâu tự nhiên được chế biến trực tiếp từ cây mía được trồng trên những vùng đất an toàn của tỉnh Khánh Hòa và các vùng lân cận. Với hệ thống máy móc và công nghệ từ những nước phát triển của Châu Âu và Mỹ, thành phẩm của công ty được đóng gói tự động và có đầy đủ thông tin để truy xuất được nhanh chóng, chính xác thời điểm sản xuất; lô sản xuất.
Các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm được phân tích kiểm soát đạt trong từng công đoạn sản xuất trên dây chuyền công nghệ cho đến khi nhập kho. Sản phẩm đường tinh luyện của công ty đạt độ tinh khiết cao (Độ Pol 99,9%), công nghệ khử màu bằng nhựa trao đổi Ion giúp sản phẩm có được màu trắng tinh khiết của tự nhiên.
Từ công suất chỉ vài trăm tấn mía/ngày trong thời gian đầu xây dựng, hiện nay công ty đã đạt công suất 10.000 tấn mía/ngày, luyện độc lập đường thô 1.500 tấn/ngày. Trong thời gian tới, công ty sẽ đầu tư mở rộng công suất lên 15.000 tấn mía/ngày; luyện độc lập đường thô 2.000 tấn/ngày.
Sau nhiều năm phát triển, vị thế cây mía đường tại nhiều vùng nông thôn đã được khẳng định. Tuy nhiên, thị trường đường trên thế giới thì vẫn liên tục biến động. Viêc hàng loạt hàng rào thuế quan được xóa bỏ khi Việt Nam hội nhập vào các nền kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến toàn ngành mía đường trong nước và những doanh nghiệp tiêu thụ nhiều sản phẩm đường trong công tác chế biến sản xuất của mình, trong đó có Vinamilk.
Là công ty dinh dưỡng lớn nhất Việt Nam và là 1 trong 2000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu (Nguồn: Forbes Global 2000 năm 2017), trong nhiều năm nay Vinamilk luôn tập trung đầu tư và mở rộng nguồn nguyên liệu để chủ động trong việc sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ cho người tiêu dùng trong nước và nước ngoài.
Cùng với chiến lược này, sau một thời gian đàm phán, Vinamilk đã quyết định đầu tư sở hữu 65% cổ phần của công ty cổ phần đường Khánh Hòa để dần khép kín chuỗi cung ứng nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của Vinamilk.
Đây không chỉ được xem là cái bắt tay đầy tính chiến lược giữa hai doanh nghiệp lâu đời trong ngành thực phẩm Việt Nam mà với sự đầu tư và kinh nghiệm quản trị tiên tiến của Vinamilk, sự hợp tác này còn mang lại hướng đi mới cho ngành mía đường Việt Nam, từng bước giúp cho người nông dân trồng mía nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập vào sân chơi khu vực và toàn cầu.
Với sự kiện có ý nghĩa đặc biệt này, Ông Đỗ Thành Liêm – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đường Việt Nam chia sẻ “Trong hơn 28 năm qua, Công ty cổ phần đường Khánh Hòa tuy đã có nhiều đóng góp cho tỉnh Khánh Hòa, người dân trồng mía và đạt được những thành tựu nhất định nhưng cũng như nền kinh tế thị trường luôn cần có những bước chuyển mang tính đột phá để phát triển, ngành mía đường Việt Nam hôm nay cũng đang được chứng kiến sự chuyển mình đổi mới mà cụ thể là sự ra mắt của Công ty cổ phần đường Việt Nam ngày hôm na. Tôi và tất cả cán bộ, công nhân viên công ty đều rất phấn khởi và tự hào khi được bắt tay hợp tác cùng với Vinamilk, một công ty dinh dưỡng có uy tín và phát triển bền vững nhất Việt Nam. Tôi tin rằng, sự hợp tác này sẽ đem lại thành công không chỉ cho Công ty cổ phần đường Việt Nam mà còn đem lại sức bật mới cho sự phát triển của ngành mía đường Việt Nam”
Hy vọng với sự tham gia của Vinamilk vào ngành mía đường thì Công ty cổ phần đường Việt Nam (Vietsugar) sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Người tiêu dùng cũng như người nông dân trồng mía, giúp cho nông dân xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững, người nông dân ngày càng tăng thêm niềm tin, tâm huyết và gắn bó với cây mía.
----------------------
Thông tin thêm:
CTCP đường Việt Nam Vietsugar:
Ngành mía đường được khởi sự từ những năm cuối thế kỷ trước. Cùng với việc hình thành vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến đường Khánh Hòa đã xây dựng và bắt đầu đóng góp vào thành công chung của toàn ngành. Tiền thân của Công ty cổ phần đường Khánh Hòa là Nhà máy đường mía Diên Khánh được thành lập vào năm 1989, với công suất thiết kế ban đầu của Nhà máy là 100 tấn mía/ngày.
Đây là Nhà máy Đường mía đầu tiên của tỉnh Khánh Hòa do UBND tỉnh Khánh Hòa quản lý. Sau đó công suất của Nhà máy đường Khánh Hòa được nâng dần lên theo từng năm. Đến năm 1995, Nhà máy Đường mía Khánh Hòa được đổi tên là Công ty Đường Khánh Hòa. Năm 1998, Công ty đường Khánh Hòa khởi công xây dựng nhà máy đường Cam Ranh. Năm 2000, Nhà máy đường Cam Ranh chính thức đi vào hoạt động, với công suất sản xuất 6.000 tấn mía/ 1 ngày.
Ngày 25/01/2007, Công ty đường Khánh Hòa được chuyển đổi mô hình hoạt động, từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần và được đổi tên là Công ty Cổ phần đường Khánh Hòa. Công suất sản xuất hiện tại là 10.000 tấn mía/ngày, tinh luyện đường thô khoảng 1.500 tấn/ngày. Mục tiêu năm 2020, công ty sẽ có công suất sản xuất đạt 15.000 tấn mía/ngày, tinh luyện đường thô 2.000 tấn/ngày.
Hơn 28 năm phát triển và trưởng thành, Công ty cổ phần đường Khánh Hòa luôn là chỗ dựa vững chắc của hàng chục ngàn hộ nông dân trồng mía trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa và địa phương lân cận như: Huyện Ma’Drắk, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Ninh Thuận….tạo công ăn việc làm cho hơn 40% lao động nông nghiệp của Tỉnh Khánh Hòa. Sản phẩm đường bắt đầu chiếm lĩnh thị trường trong nước, được người tiêu dùng và các doanh nghiệp tin dùng, sử dụng.
CTCP sữa Việt Nam Vinamilk
Trong 40 năm phát triển, Vinamilk luôn nỗ lực mang đến những giải pháp dinh dưỡng tối ưu phù hợp với thể trạng người Việt. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Vinamilk không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, thường xuyên giới thiệu ra thị trường những sản phẩm mới mang đến nhiều giá trị gia tăng cho người tiêu dùng. Hai năm vừa qua Vinamilk tiếp tục tăng trưởng 2 con số và gia tăng thị phần, khẳng định vị trí số một của Vinamilk trong ngành sữa, nâng cao uy tín và niềm tin về chất lượng với người tiêu dùng.
Không ngừng nỗ lực áp dụng những công nghệ và tiêu chuẩn hàng đầu thế giới, nâng cao chất lượng sản phẩm, liên tục trong 3 năm liền Vinamilk được bình chọn là nhãn hàng tiêu dùng nhanh số 1 Việt Nam theo số liệu báo cáo của Kantar Worldpanel và một lần nữa đã được khẳng định khi sản phẩm sữa tươi Vinamilk 100% được Công ty Nielsen chứng nhận là nhãn hiệu đứng đầu phân khúc sữa tươi Vinamilk trong năm 2015, 2016 và 7 tháng đầu năm 2017 về cả doanh số và sản lượng.
Hiện nay, Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại đang hoạt động, đều có quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand. Hệ thống trang trại Vinamilk trải dài khắp Việt Nam tự hào là những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.).
Trang trại bò sữa organic tại Đà Lạt vừa khánh thành vào tháng 03/2017 là trang trại bò sữa organic đầu tiên tại Việt Nam đạt được tiêu chuẩn Organic Châu Âu do Tổ chức Control Union (Hà Lan) chứng nhận. Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn 120.000 con bò, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất ra trên 3.000.000 (3 triệu) ly sữa/ một ngày.
Và với kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty sẽ đưa tổng số đàn bò của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 160.000 con vào năm 2017 và khoảng 200.000 con vào năm 2020, với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, là 1500 - 1800 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thuần khiết dồi dào cho hàng triệu gia đình Việt Nam.
Ngoài 13 nhà máy sản xuất sữa trải dài khắp Việt Nam, Vinamilk còn đầu tư xây dựng nhà máy sữa Angkor tại Campuchia (Vinamilk sở hữu 100%), Vinamilk nắm 22,8% cổ phần tại nhà máy sữa Miraka (New Zealand), sở hữu 100% cổ phần nhà máy Driftwood (Mỹ) và đầu tư công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu.
Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc... Kim ngạch xuất khẩu của của Vinamilk từ mức xấp xỉ 30 triệu USD vào năm 1998 đã tăng lên gần 260 triệu USD năm 2016. Toàn bộ quá trình sản xuất của nhà máy đều đạt chuẩn GMP và các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 17025, ISO 14000, tiêu chuẩn 22000 và tiêu chuẩn FSSC 22000, trong đó GMP là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các nhà máy sản xuất dược phẩm và được khuyến khích áp dụng cho cả các công ty thực phẩm nói chung
Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
Phạm Hồng Hạnh – Phòng Đối ngoại Công ty Vinamilk
Email: phhanh@vinamilk.com.vn, Điện thoại: (028) 38 541 55555