Việt Nam – Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm nâng cao chất lượng GD-ĐT

GD&TĐ - Ngày 6/3, tại trụ sở Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tiếp đoàn đại biểu cấp cao do ngài Teerakiat Jareonsettasin - Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái Lan, Chủ tịch Hội đồng SEAMEO - dẫn đầu thăm và làm việc tại Việt Nam.   

Nhiều bài học kinh nghiệm được chia sẻ tại buổi hội đàm
Nhiều bài học kinh nghiệm được chia sẻ tại buổi hội đàm

Tại cuộc hội đàm, lãnh đạo ngành Giáo dục hai quốc gia chia sẻ những thế mạnh trong lĩnh vực giáo dục, đề xuất các lĩnh vực tăng cường hợp tác trong thời gian tới.

Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Thái Lan trong thời gian qua được chính phủ hai nước rất quan tâm, thể hiện ở sự đa dạng về hình thức hợp tác cả đa phương và song phương. Cụ thể như:

Chính phủ Thái Lan đang hỗ trợ 5 trường đại học của Việt Nam dạy tiếng Thái. Trong khuôn khổ chương trình này, Cơ quan Hợp tác Quốc tế của Thái Lan (TICA) cung cấp học bổng dài hạn hoặc ngắn hạn cho các giảng viên tham gia chương trình đi đào tạo, bồi dưỡng tại Thái Lan.

Từ năm 2012, Bộ GD&ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Thái Lan thống nhất đều đặn tổ chức các khóa bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Thái Lan và người Việt Nam đang dạy tiếng Việt trong các trường của Thái Lan hoặc trong cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan...

Tại buổi làm tiếp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái Lan Teerakiat Jareonsettasin cho biết ông rất ấn tượng với kết quả cao của học sinh Việt Nam trong kỳ thi khảo sát trình độ học sinh quốc tế (PISA) và mong muốn phía Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Phía Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong thi PISA nói riêng và giáo dục nói chung, đồng thời đề nghị phía Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm, đặc biệt là trong việc dạy STEM (chữ cái đầu tiếng Anh các từ Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán).

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng mong muốn 2 nước tăng cường hơn nữa hợp tác học thuật như trao đổi cán bộ quản lý giáo dục, sinh viên, học sinh;

Xây dựng chương trình kết nghĩa giữa các trường học của Việt Nam với các trường của Thái Lan để các trường có thể chủ động tổ chức các đoàn học sinh, sinh viên, giáo viên gặp gỡ, giao lưu, học tập và trao đổi kinh nghiệm;

Khuyến khích việc giảng dạy tiếng Thái và tiếng Việt tại Việt Nam và Thái Lan, xem xét đưa tiếng Việt vào dạy như một ngoại ngữ trong trường học của Thái Lan...

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái Lan Teerakiat Jareonsettasin trò chuyện với học sinh Trường THPT Việt Đức
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái Lan Teerakiat Jareonsettasin trò chuyện
với học sinh Trường THPT Việt Đức 
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, sáng 6/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái Lan Teerakiat Jareonsettasin đã thăm và trò chuyện với học sinh, thầy cô giáo Trường THPT Việt Đức.                                                                                                                       Trò chuyện trực tiếp với học sinh không qua phiên dịch, Bộ trưởng bày tỏ ấn tượng về khả năng Anh ngữ tốt của học sinh. Bộ trưởng đánh giá cao học sinh Việt Nam có kết quả thi PISA rất cao, chỉ sau Singapore, trong các quốc gia Đông Nam Á.                                                                                                                                                    Bộ trưởng cho biết: Những chia sẻ của học sinh, thầy cô trường THPT Việt Đức góp phần giúp ông tìm được “bí quyết” thành công của học sinh Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiến sĩ Thiện trong phòng nghiên cứu thí nghiệm về bê tông.

Từ bốc vác đến… tiến sĩ xứ 'cờ hoa'

GD&TĐ - Từ một học sinh miền quê với hoàn cảnh nghèo khó, chàng trai Trần Quốc Thiện (TP Đà Nẵng) đã vươn lên đạt nhiều thành tựu trong học tập nghiên cứu...
Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.