Việt Nam cần phát triển nền giáo dục nghề nghiệp số

Việt Nam cần phát triển nền giáo dục nghề nghiệp số

Hội thảo do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức ngày 15/7, đây là diễn đàn thường niên nhằm chia sẻ, cập nhật thông tin về những ưu tiên, định hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp với các đối tác trong giai đoạn 2015 – 2020 và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

Ông Đỗ Năng Khánh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn tới tới lao động, doanh nghiệp và các nền kinh tế ở quy mô quốc gia và toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, dịch COVID-19 đã ảnh có tác động ảnh hưởng lớn tới công tác tuyển sinh, đào tạo và việc làm của đội ngũ cán bộ giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Giáo dục nghề nghiệp trong thời gian qua và giai đoạn sắp tới chịu sự tác động của toàn cầu hóa và cuộc CMCN 4.0. Vì vậy, hiện tại và tương lai giáo dục nghề nghiệp Việt Nam phát triển cần được đặt trong sự tác động của bối cảnh toàn cầu hóa và những diễn biến bất định, khó lường của thiên tai và dịch bệnh quy mô toàn cầu. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp luôn coi trọng việc tăng cường phối hợp của các đối tác phát triển để có được những kinh nghiệm và nguồn lực cho phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Ông Sebastian Paust, Tham tán phụ trách phát triển, Đại sứ quán CHLB Đức cho rằng hiệp định EVFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế của Việt Nam nhưng cũng tạo nhiều thách thức đòi hỏi Việt Nam cần tích cực hơn trong cải thiện thể chế, chính sách mang tính mềm dẻo, tăng cường sức mạnh nền kinh tế với việc nâng cao chất lượng lao động. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng vì vậy cần thích ứng với dịch bệnh COVID-19, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế số và nền giáo dục nghề nghiệp số.

Việt Nam cần phát triển nền giáo dục nghề nghiệp số ảnh 1
Giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn tới cần được số hóa để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Sự gắn kết nhà trường, doanh nghiệp và nhà nước là một hướng đi đúng hướng trong tình hình mới. Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn sắp tới cần quan tâm tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, phát triển đội ngũ nhà giáo, xanh hóa giáo dục nghề nghiệp và thích ứng với cuộc CMCN 4.0.

CHLB Đức luôn sẵn sàng và mong muốn cùng hợp tác, hỗ trợ sự phát triển giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam một cách chặt chẽ và có chiều sâu hơn để phát triển giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn lao động và thúc đẩy đưa lao động có kỹ năng của Việt Nam sang làm việc tại CHLB Đức.

Đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bà Valentina Barcucci cũng cho biết: ILO đang có nhiều chương trình kế hoạch hợp tác hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, như phát triển hội đồng kỹ năng nghề lĩnh vực nông nghiệp với sự thí điểm đào tạo tại doanh nghiệp; xây dựng App hướng nghiệp và xây dựng tài liệu khởi nghiệp,…

Các ý kiến chuyên gia cho rằng, xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp phát triển giáo dục nghề nghiệp hiện nay có sự thuận lợi bởi sự thống nhất của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đối với quốc tế có thể tiếp nhận những kinh nghiệm phát triển giáo dục nghề nghiệp của các quốc gia phát triển.

Ghi nhận các ý kiến đóng góp, ông Đỗ Năng Khánh cho biết: Trong thời gian tới, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ có những chính sách và định hướng cụ thể về hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ