Viện KSND tỉnh Bến Tre xin lỗi công khai người bị truy tố oan sai sau 26 năm

Sau 26 năm bị truy tố oan sai về hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà nước”, ông Châu Ngọc Ngừng đã được Viện KSND tỉnh Bến Tre tổ chức xin lỗi công khai.

Viện KSND tỉnh Bến Tre xin lỗi công khai người bị truy tố oan sai sau 26 năm

Chiều 4/11, tại trụ sở UBND Phường 6 (TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre ), Viện KSND tỉnh Bến Tre đã tổ chức xin lỗi không khai đối với ông Châu Ngọc Ngừng (SN 1957, ngụ ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, TP.Bến Tre, tỉnh Bến Tre) do bị truy tố oan sai về “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà nước” cách nay 26 năm.

Vien KSND tinh Ben Tre xin loi cong khai nguoi bi truy to oan sai sau 26 nam - Anh 1

Ông Châu Ngọc Ngừng được xin lỗi sau 26 năm bị oan sai

Theo đó ngày 10/12/1990, ông Châu Ngọc Ngừng bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bến Tre và Viện KSND tỉnh khởi tố, bắt tạm giam về tội hành vi “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà nước”.

Thời điểm trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam, ông Ngừng là Ủy viên BCH Đảng thị xã Bến Tre, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường 6, thị xã Bến Tre (nay là TP.Bến Tre), tỉnh Bến Tre.

Ngày 201/1993, ông Ngừng được tại ngoại. Ngày 1/11/1993, tại bản án hình sự sơ thẩm số 77/HSST của TAND tỉnh Bến Tre tuyên ông Ngừng không phạm tội trên.

Vien KSND tinh Ben Tre xin loi cong khai nguoi bi truy to oan sai sau 26 nam - Anh 2

Ông Châu Ngọc Ngừng- người từng bị truy tố oan

Viện KSND tỉnh Bến Tre đã kháng nghị phần trách nhiệm dân sự trong bản án hình sự sơ thẩm số 77/HSST ngày 1/11/1993. Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tuyên chấp nhận kháng nghị của Viện KSND tỉnh Bến Tre về phần dân sự. Riêng phần trách nhiệm hình sự đối với ông Châu Ngọc Ngừng không có kháng nghị, không có kháng cáo nên được y án.

Sau khi được TAND tỉnh Bến Tre tuyên vô tội, ông Ngừng đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu Viện KSND tỉnh Bến Tre bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cho ông nhưng không được Viện KSND tỉnh chấp nhận.

Năm 2007, Viện KSND tỉnh Bến Tre đã lập “Biên bản thương lượng bồi thường theo Nghị quyết 388" nhưng không thành. Từ đó đến nay, ông Châu Ngọc Ngừng liên tục “gõ cửa” các cơ quan chức năng và khởi kiện lại vụ việc yêu cầu giải quyết bồi thường oan sai.

Tại bản án sơ thẩm số 06/2016 ngày 3/2/2016 của TAND TP Bến Tre và bản án phúc thẩm 113/2016 ngày 25-5-2016 của TAND tỉnh Bến Tre đều tuyên buộc Viện KSND tỉnh phải bồi thường cho ông Ngừng hơn 136 triệu đồng và phải xin lỗi, cải chính công khai.

Ông Võ Minh Thưởng- Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bến Tre thay mặt cơ quan Viện KSND tỉnh đưa ra lời xin lỗi, cải chính đối với ông Châu Ngọc Ngừng. Đồng thời, ông Thưởng thừa nhận, cơ quan VKS tỉnh có những sai lệch nghiêm trọng trong việc đánh giá hồ sơ vụ án dẫn đến truy cứu sai đối với ông Ngừng, đã làm oan cho ông và gây bao tổn thất cho ông và gia đình. “Qua vụ việc ngành Kiểm sát tỉnh sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc trong toàn ngành và không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong thời gian tới”- Ông Thưởng nói.

Vien KSND tinh Ben Tre xin loi cong khai nguoi bi truy to oan sai sau 26 nam - Anh 3

Ông Châu Ngọc Ngừng đã chấp nhận lời xin lỗi của Viện KSND tỉnh Bến Tre. Do bị truy tố oan, cuộc sống của cá nhân ông Ngừng và gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần. “Đây là ngày tôi vui nhất trong 26 năm qua. Bởi 26 năm bị truy tố oan, tôi mang nỗi oan uất trong lòng, đi đâu cũng không dám nhìn ai và bị người ta gọi là người tù tội, tôi rất tủi khổ. Hôm nay tôi vui vì đã được giải oan”- Ông Ngừng nói.

Ông Ngừng cho biết, sắp tới, ông sẽ tiếp tục yêu cầu các cơ quan tố tụng, cơ quan điều tra bồi thường cho ông số tiền khoảng 151 tỉ đồng gồm các khoản tiền như: thiệt hại tinh thần, mất thu do bị giam giữ. Ông Ngừng còn đòi Công an tỉnh bồi thường là sổ tiết kiệm, hợp đồng làm ăn, giấy tờ… bị Công an thu giữ trong quá trình điều tra trước đây, chưa trả cho ông.

Theo ANTĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).