Julia Galef - Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng - tại buổi khai mạc đã dành thời gian nói về bộ phim Blade Runner. Hình đang chiếu cảnh nhân vật tên Roy đang chạm tới cuối cuộc đời được lập trình trước của mình.
“Với tôi, đây là tình huống mà con người chúng ta đã sống trong cả thế kỉ này. Hóa ra chúng ta chỉ là những cỗ máy biết sống được tạo ra bởi sự nhân bản của tự nhiên, chính là các ADN, và mục tiêu là tạo ra nhiều bản sao nhất có thể.
Đây là viên thuốc đắng mà khoa học đã cho chúng ta biết khi chúng ta tự mình đặt ra câu hỏi: Chúng ta đến từ đâu và cuộc sống có ý nghĩa như thế nào” - Julia Galef cho biết.
Theo từ điển Oxford, Singularity, hay thường viết là “The Singularity”, là một giả thuyết về thời điểm trí tuệ nhân tạo cùng các công nghệ khác đã phát triển tới mức con người phải trải qua một sự thay đổi rất lớn và không thể đảo ngược.
Hội nghị Thượng đỉnh Singularity được thành lập với vai trò là một sự kiện lớn về tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và những công nghệ đang nổi khác.
Người tham dự phải trả số tiền 795$ cho hai ngày tham dự, họ là những người mà công việc xoay quanh dữ liệu, bằng chứng và những con số.
Peter Norvig - Giám đốc Nghiên cứu của Google - lên sân khấu nói về chủ đề logic thống kê. Nhà kinh tế đạt giải Nobel Daniel Kahneman thì nói về các định lý và sự chủ quan của thần kinh con người.
Những bài thuyết trình này có điểm chung đó là chứa đầy các cụm từ chuyên môn, đầy các công thức, phương trình toán học và những biểu đồ phức tạp.
Laura Deming, người bắt đầu vào học Đại học MIT danh giá khi chỉ mới 14 tuổi, là một trong 4 người nói chính trên diễn đàn. Peter Thiel, tỉ phú, quản lý quỹ, nhà đầu tư công nghệ và sáng lập PayPal, lại là một trong những người cống hiến tiền nhiều nhất cho Viện Singularity. Ông còn cung cấp 100.000$ cho những người sẵn sàng bỏ học và theo đuổi những giấc mơ lớn.
Deming nói: “Hãy nghĩ xem chúng ta sẽ đi được bao xa trong thiên niên kỉ tới. Chỉ một thiên niên kỉ trước đây, mã gen vẫn còn là một ẩn số.
Giờ thì chúng ta đã có những chiếc máy tính toán ADN bỏ túi, chúng ta có thể tráo đổi các khối sinh học như chơi Lego. Nếu chúng ta thành công, chúng ta có thể thay đổi thứ mà mọi người cho là mặc định: Cái chết không thể chối cãi”.
Ý tưởng về Singularity đã có từ năm 1950, nhưng mãi gần đây mới trở nên phổ biến nhất là khi nhà đầu tư, nhà toán học Ray Kurzweil viết cuốn sách “The Singularity is Near”.
Kurzweil là một lãnh tụ của Singularity, người luôn nhìn mọi thứ bằng con mắt tích cực. Ở vai trò là một nhà đầu tư trẻ, ông đã từng muốn giúp người mù thấy được và người khiếm thính nghe được.
Thật ngạc nhiên, Ray Kurzweil đã làm được điều đó. Các công nghệ mà ông tạo ra đã chạm được đến nhiều người và đem nhiều triệu USD về cho Kurzweil.
Chính vì thế, không ngạc nhiên khi ông thật sự tin rằng ông có thể giải quyết những vấn đề phức tạp hơn, ví dụ như trường sinh bất lão hay như lời ông là hồi sinh ông bố đã mất.
Kurzweil tin rằng trong tương lai, chúng ta có thể trộn bộ não của mình với máy tính để có được một trí tuệ gần như là chúa tể, cũng như khả năng backup lại kí ức của chúng ta để download vào một con người mới và sống mãi mãi. Điều này sẽ lan rộng khắp vũ trụ khi mà cuộc đua kiến thức càng lúc càng khốc liệt.