Để trả lời được câu hỏi viêm đại tràng mãn tính có chữa được không, trước hết cần nhận biết rõ tình trạng viêm đại tràng mãn tính (hay mạn tính).
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh gì?
Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương, viêm nhiễm kéo dài dẫn đến mãn tính. Bệnh hay tái phát, nhẹ có thể khiến chảy máu đại tràng, nặng sẽ xuất hiện vết loét, xung huyết, thậm chí là áp xe, thủng đại tràng. Nếu bị viêm đại tràng mãn tính trên 10 năm thì có nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn 20 - 25% so với người bình thường.
Một số biểu hiện của bệnh viêm đại tràng mãn tính là:
- Đau bụng dưới, đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ, đau tăng dần trước khi đi tiêu và chấm dứt khi tiêu xong.
- Rối loạn đại tiện, có lúc tiêu phân lỏng, có lúc lại táo bón. Phân thường chứa nhiều nhầy và có thể có máu, khi đi tiêu xong người bệnh vẫn có cảm giác muốn đi tiếp.
- Cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng do phải đi đại tiện nhiều lần.
- Chán ăn, có thể dẫn tới sụt cân.
- Bụng luôn cảm thấy căng tức, đầy hơi khó chịu.
Viêm đại tràng mãn tính là một bệnh lý phức tạp do có nhiều nguyên nhân gây ra như: nhiễm vi trùng gây bệnh đường ruột, nhiễm ký sinh trùng, nấm, hoặc do chế độ ăn uống không đảm bảo, ăn nhiều thực phẩm kích thích làm tổn thương niêm mạc đại tràng…
Viêm đại tràng mãn tính có chữa được không?
Theo các chuyên gia, viêm đại tràng mãn tính là một căn bệnh phổ biến và khó chữa khỏi. Ước tính tại Việt Nam có tới 20% dân số mắc viêm đại tràng mãn tính và phải sống chung với căn bệnh này cả đời.
Các phương pháp điều trị viêm đại tràng mãn tính đa phần tập trung điều trị triệu chứng, giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Các phương pháp điều trị viêm đại tràng mãn tính
Để điều trị triệu chứng bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thêm, các chuyên gia thường khuyên bệnh nhân nên thực hiện theo phương pháp kiềng 3 chân, gồm: Chế độ dùng thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Về chế độ ăn uống:
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, chế độ dinh dưỡng của người bệnh viêm đại tràng mãn tính cần đủ các thành phần dinh dưỡng gồm: Chất đạm 1g/kg/ngày; Năng lượng 30-35 Kcal/kg; Chất béo hạn chế ăn không quá 15g/ngày; Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất; Uống đủ nước.
Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm tốt cho bệnh viêm đại tràng như: Cơm trắng, thịt nạc, cá, rau có nhiều chất xơ, các loại củ quả, trái cây như chuối, đu đủ...
Người bệnh nên tránh thực phẩm tươi sống (rau sống, cá sống, tiết canh), hạn chế thực phẩm lên men (dưa muối, cà muối, nem chua), các thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội), các loại thực phẩm có gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại nước uống có ga, chất kích thích… Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng nên hạn chế vì chúng gây khó tiêu và có thể kích ứng đại tràng. Người bệnh có thể thay thế sữa động vật bằng các loại sữa hạt.
Người bệnh cũng nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn nhiều vào buổi tối. Nên uống nhiều nước để tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Về chế độ sinh hoạt:
Căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa và bài tiết. Do vậy, người bệnh viêm đại tràng mãn tính nên giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài. Nên tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khoẻ, cải thiện tình trạng viêm đại tràng mãn tính.
Về chế độ dùng thuốc:
Tuỳ theo tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp theo từng nguyên nhân gây bệnh. Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ sử dụng gồm:
- Thuốc chống viêm nhằm giảm tình trạng viêm nhiễm, phù nề ở niêm mạc đại tràng: Sulfasalazine (Azulfidine), Mesalamine (Tidocol, Rowasa…), Balsalazide (Colazal), Olsalazine (Dipentum)
- Thuốc nhuận tràng (thuốc trị táo bón) giúp giữ nước trong ruột, làm mềm phân, kích thích nhu động ruột để bệnh nhân đi đại tiện dễ dàng: Forlax, Microlax, Sorbitol,…
- Thuốc chống tiêu chảy trong trường hợp đại tiện nhiều lần, gây mệt mỏi cho người bệnh, giúp làm chậm co bóp của nhu động ruột: Actapulgite, Smecta, Loperamid…
- Thuốc kháng sinh với các trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn, ký sinh trùng: Biseptol; Ciprofloxacin; Metronidazol… Thời gian dùng thuốc thường kéo dài từ 5 - 7 ngày, theo chỉ định của bác sĩ. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá.
- Thuốc giảm đau và chống co thắt trong trường hợp co thắt cơ trơn đại tràng khiến đau bụng: Thuốc Phloroglucinol (Spasfon), Trimebutin (Debridat), Thuốc Mebeverine (Duspatalin).
- Thuốc giảm chướng bụng, đầy hơi: Debrida, Sorbitol, Carbophos…
Điều trị viêm đại tràng mãn tính bằng thuốc Đông y bí truyền
Để hạn chế việc dùng thuốc Tây và giảm các tác dụng phụ do thuốc Tây, người bệnh có thể tìm hiểu và kết hợp sử dụng thuốc đại tràng Đông y.
Từ bài thuốc bí truyền có hiệu quả thực sự trong dân gian – bài hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống, các chuyên gia đã nghiên cứu và bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO thành thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2 không chỉ trị các triệu chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống… mà còn hỗ trợ làm khỏe niêm mạc đại tràng, giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Kết hợp dùng thuốc, chế độ ăn uống và tập luyện, người bệnh viêm đại tràng mãn tính sẽ không còn trăn trở đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “viêm đại tràng mãn tính có chữa được không”.
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng
Bạn bị: Viêm đại tràng. Viêm ruột cấp, mãn tính. Đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Đã có Đại Tràng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337 Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính) Xem thêm về sản phẩm: https://nhatnhat.com/dai-trang-nhat-nhat-tri-viem-dai-trang.html |