Việc thi, xét thăng hạng viên chức

Bà Nguyễn Thanh Tình (thanhtinh070690@...) được tuyển dụng vào viên chức trường mầm non công lập, làm nhân viên văn thư, hưởng lương theo bậc 1, hệ số 1.35. 

Việc thi, xét thăng hạng viên chức

Bà Tình vừa tốt nghiệp hệ Cao đẳng ngành Quản trị văn phòng. Vậy bà Tình có thể thi thăng hạng để được hưởng lương theo bằng Cao đẳng không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bà Nguyễn Thanh Tình như sau:

Hiện nay, việc chuyển loại viên chức từ loại thấp lên loại cao hơn được gọi là thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn. Tại điểm b, khoản 1, Điều 29 và khoản 3 Điều 30 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP quy định, khi thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Điều kiện dự thi hoặc dự xét thăng hạng

Theo Điều 8, Điều 9 Thông tư số 12/2012/TT-BNV, việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức được thực hiện căn cứ vào:

- Số lượng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Viên chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

- Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 3 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

- Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực.

- Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định.

Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng

Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:

- Đơn đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

- Bản sơ yếu lý lịch của viên chức, có xác nhận của cơ quan sử dụng hoặc quản lý viên chức.

- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan sử dụng viên chức.

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

- Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp mà viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng.

Trường hợp bà Nguyễn Thanh Tình đã được tuyển dụng vào viên chức trường mầm non công lập với chức danh nhân viên văn thư, hưởng lương bậc 1/12, hệ số 1,35, thang lương ngạch nhân viên văn thư, Bảng số 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành phục vụ trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước), ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. 

Nay bà đã tốt nghiệp Cao đẳng ngành Quản trị văn phòng, muốn được thi thăng hạng để được hưởng lương ngạch văn thư lưu trữ cao đẳng thì phải đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm của viên chức có trình độ sơ cấp lên chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm của viên chức có trình độ cao đẳng theo hướng dẫn tại Điều 8, Điều 9 Thông tư số 12/2012/TT-BNV nêu trên.

Theo Chinhphu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.