Việc BOT xa lộ Hà Nội bít lối đi: Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh nói gì?

GD&TĐ - Về việc chủ đầu tư dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội đóng đường tạm 2 bên cầu Rạch Chiếc, phía Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng xa lộ Hà Nội (chủ đầu tư) khẳng định không cố tình ngăn đường để tận thu.

Ông Phan Công Bằng thông tin tại buổi họp báo.
Ông Phan Công Bằng thông tin tại buổi họp báo.

Chiều 2/6, ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM thông tin về việc chủ đầu tư dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội đóng đường tạm 2 bên cầu Rạch Chiếc trong cuộc họp báo tình hình kinh tế-xã hội tháng 5, nhiệm vụ giải pháp tháng 6 và công tác phòng chống dịch Covid-19 của TPHCM năm 2022.

Ông Bằng cho biết, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng xa lộ Hà Nội (chủ đầu tư) khẳng định không cố tình ngăn đường để tận thu. Công ty này cho rằng đơn vị chỉ hoàn thành thi công theo đúng thiết kế được duyệt, góp phần đảm bảo an toàn giao thông cho tất cả các phương tiện.

Theo đó, các đường tạm 2 bên cầu Rạch Chiếc mà hiện nay các chủ phương tiện không tiếp cận được hoàn toàn không có trong quy hoạch, chỉ là đường tạm để thi công cầu Rạch Chiếc trước đây.

Trước đó, tại buổi kiểm tra hiện trường về tình hình an toàn giao thông khu vực Rạch Chiếc, các đơn vị chức năng đã thống nhất từ tháng 1/2022, toàn bộ 2 đường song hành ở khu vực phường Phước Long A và Trường Thọ (TP Thủ Đức) đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo kết nối lưu thông trong khu vực theo quy hoạch.

Sau khi tuyến đường song hành trái (từ dạ cầu Rạch Chiếc đến đường Võ Văn Ngân) chính thức được nghiệm thu, thông qua phương án phân luồng giao thông, Công ty BOT xa lộ Hà Nội phải khẩn trương hoàn thành lề đường, bó vĩa và vĩa hè khu vực dạ cầu Rạch Chiếc, trả lại mặt bằng mà các đơn vị thi công trước đây đã mượn để làm đường tạm cho đơn vị khác thi công trồng mảng xanh công viên ở 2 bên và dạ cầu Rạch Chiếc.

Sau khi toàn bộ đường song hành trái xa lộ Hà Nội được nghiệm thu đưa vào sử dụng ngày 29/5/2022, công ty này đã tiến hành thi công hoàn thiện bó vỉa, lề đường của khu vực dạ cầu Rạch Chiếc. Việc thi công lề đường đã làm “mất” lối đi tắt mà các hộ dân đã đi trước đây, gây hiểu lầm là “công ty này đóng đường”.

Mặc dù đã có các pano thông báo trước đó 1 tuần, nhưng khi Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng xa lộ Hà Nội thi công bỏ vỉa, sáng thứ 2 (30/5), một số chủ phương tiện theo thói quen vẫn lưu thông theo hướng vào đường tạm, gặp bó vỉa không có lối đi phải quay đầu, gây ùn tắc cục bộ tại khu vực này.

Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng xa lộ Hà Nội đã chủ động phối hợp với Cảnh sát giao thông hướng dẫn, phân làn, điều tiết giao thông, nên tình hình giao thông chỉ bị nhiễu loạn trong thời gian ngắn.

Hiện nay, tình hình giao thông khu vực chân cầu Rạch Chiếc đã ổn định và cải thiện hơn rất nhiều so với trước đây.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo dục 'mới' tại Indonesia hướng tới 4 trụ cột.

Lộ trình giáo dục mới của Indonesia

GD&TĐ - Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục Tiểu học và Trung học Indonesia, ngành Giáo dục cần cải thiện 4 trụ cột để đạt được mục tiêu 'Indonesia Vàng 2045'.

Minh họa/INT

Bản cam kết ở Làng Nủ

GD&TĐ - Thầy Nguyễn Xuân Khang được biết đến là người thầy đầu tiên đã nhận nuôi toàn bộ số cháu nhỏ còn sống sót sau trận lũ quét ở Làng Nủ hôm 10/9/2024.