Video cảnh sát Myanmar sử dụng vòi rồng chống người biểu tình

GD&TĐ - Các cuộc biểu tình ôn hòa vẫn diễn ra hàng loạt tại Myanmar nhằm chống lại chính biến với hàng ngàn người tham gia trên khắp cả nước. Tại thủ đô Naypyidaw, cảnh sát đã sử dụng vòi rồng.

Cảnh sát sử dụng vòi rồng chống người biểu tình.
Cảnh sát sử dụng vòi rồng chống người biểu tình.

Thiết bị kiểm soát đám đông trên đã được sử dụng một thời gian ngắn vào hôm nay (8/2) tại một cuộc biểu tình làm tắc nghẽn một con đường. Theo cảnh quay từ hiện trường, nước đã được phun ra từng đợt, khiến một số người ngã xuống đất.

Ngay sau đó, cảnh sát đã dừng lại trước lời cầu xin từ đám đông và được người biểu tình hoan nghênh. Tuy nhiên, họ không đi khỏi đường phố - theo hãng tin AFP. Đây là trường hợp sử dụng vòi rồng đầu tiên được báo cáo trong tuần kể từ khi chính biến diễn ra tại Myanmar.

Nói chung, tình hình vẫn yên bình dù có lo ngại quân đội sẽ chuyển đến Yangon – thành phố lớn nhất của Myanmar trong vài ngày qua.

Ngày 1/2, quân đội đã phế truất ban lãnh đạo dân sự của quốc gia và bắt giữ các thành viên của họ, bao gồm cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi sau khi cáo buộc bà gian lận bầu cử vào tháng 11.

Sự việc trên đã vấp phải những cuộc biểu tình lớn nhất kể từ Cách mạng Saffron năm 2007, tạo động lực cho một quá trình chuyển đổi dân chủ sau một thời gian dài cầm quyền của quân đội.

Ngoài các cuộc tuần hành, những người chống đối quân đội đang tổ chức một chiến dịch bất tuân dân sự, kêu gọi đình công. Nỗ lực này được dẫn dắt bởi các nhân viên y tế, bác sĩ và các nhân viên chính phủ khác.

Cuộc chính biến cũng bị một số quốc gia và Liên hợp quốc lên án, theo đó họ kêu gọi các tướng lĩnh Myanmar trả tự do cho tất cả các quan chức và nhà hoạt động bị bắt và khôi phục chính quyền dân sự.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.