Vì sao trẻ sợ học toán?

GD&TĐ - Toán học là môn cần tư duy logic cao, nếu tư duy kém thì thấy nó rất trừu tượng nên nhiều người cũng sợ môn học này, đặc biệt là trẻ nhỏ. Sợ toán, dị ứng với toán học dần trở thành thói quen với nhiều học sinh. Vì sợ học nên không ít em lười tới trường và bỏ học. Nghiên cứu khoa học dưới đây thấy rõ nội hàm nguyên nhân sợ toán từ học sinh.

Gene rất quan trọng để giúp học sinh giỏi toán
Gene rất quan trọng để giúp học sinh giỏi toán

Phụ thuộc vào gene và áp lực cha mẹ

Theo kết quả của một nghiên cứu gần đây, học sinh học kém môn toán thường có xu hướng đổ lỗi cho phụ huynh. Mặc dù gene di truyền đóng vai trò quyết định trong sự phát triển trí thông minh, các nhà nghiên cứu nhận thấy, quan điểm của bố mẹ về môn toán cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng học toán của con cái.

Chúng ta đều biết rằng, có những học sinh học tốt môn toán hơn những học sinh khác. Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Chicago đã tiến hành khảo sát xem khả năng giỏi toán ở con người chủ yếu do gene di truyền hay những nhân tố môi trường quyết định.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích kỹ năng toán học của hơn 400 học sinh lớp một và lớp hai vào đầu năm và cuối năm học. Học sinh được hỏi về việc giải thích những tình huống liên quan tới môn toán, ví dụ như khi làm bài kiểm tra hay được giáo viên gọi lên trả lời những câu hỏi...

Phụ huynh cũng được tham gia khảo sát về quan điểm của cha mẹ đối với môn toán và được yêu cầu trả lời về việc bố mẹ có thường dạy con cái làm bài tập toán ở nhà trong suốt năm học hay không.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy, khi kết thúc năm học, bố mẹ không giỏi toán chưa hẳn con cái sẽ không đạt được điểm môn toán cao.Thay vào đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy, học sinh có bố mẹ kém môn toán hay giúp con cái học bài ở nhà và bắt ép con học khiến chúng cũng sinh ra chứng sợ môn toán.

Những học sinh có bố mẹ kém môn toán không giúp con học bài và làm bài tập ở nhà lại có kết quả khác. Điều này cho thấy, kỹ năng học toán của con cái không phụ thuộc hoàn toàn vào gene di truyền, mà còn phụ thuộc vào áp lực căng thẳng do phụ huynh tạo nên khi con cái làm bài tập ở nhà.

Gene và thành tích kém cũng khiến sợ toán

Gene cùng thành tích kém khiến học sinh sợ toán

 Gene cùng thành tích kém khiến học sinh sợ toán

Đồng tác giả của nghiên cứu, ông Sian Beilock cho hay: “Chúng ta thường không nghĩ tới tầm quan trọng về quan điểm phụ huynh đối với thành tích học tập của con cái. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, nếu bố mẹ suốt ngày nói ‘Tôi không thích môn toán’ hay ‘Môn toán khiến tôi căng thẳng’, quan điểm này dễ ảnh hưởng tới nhận thức và thành công của con cái”.

Một nghiên cứu khác cũng lật lại lý thuyết này cho thấy, trí thông minh của con cái được thừa hưởng từ bố mẹ. Và nếu như con cái gặp khó khăn khi học một môn bất kỳ (ví dụ như môn toán) thì nguyên nhân là do những yếu tố môi trường tác động.

Tuy nhiên, ý kiến này có thể không giải thích được hết những trường hợp học sinh sợ toán. Đối với một số học sinh, việc thừa hưởng gene sợ toán và thành tích kém có thể tạo ra chứng sợ toán. Một nghiên cứu năm 2014 tiến hành trên 216 trẻ em sinh đôi giống hệt nhau và 298 cặp sinh đôi cùng giới tính cho thấy, 40% chứng sự môn toán là do gene di truyền.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Stephen Petrill giải thích trên tờ Medical Xpress rằng: “Nếu bạn có gene sợ môn toán, bạn có thể có kết quả môn toán không tốt, khiến cho quá trình học khó khăn hơn”.

Rất nhiều người mắc chứng sợ môn toán. Chứng sợ toán không phản ánh năng lực thực sự của học sinh mà là vấn đề về cảm tính, có thể cản trở khả năng tiến bộ của trẻ. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, nếu tìm ra ngọn nguồn chứng sợ toán ở học sinh, có thể áp dụng những giải pháp đúng đắn giúp học sinh bộc lộ hết khả năng của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.