Vì sao tàu của Nga, Trung Quốc luôn bình yên trên Biển Đỏ?

GD&TĐ - Theo tin mới nhất, Nga và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận với lực lượng Houthi ở Yemen về quyền tự do đi lại của tàu thuyền các nước này trên Biển Đỏ.

Vì sao tàu của Nga, Trung Quốc luôn bình yên trên Biển Đỏ?

Theo hãng tin Mỹ Bloomberg dẫn nguồn tin của mình cho biết, hai địch thủ lớn nhất của phương Tây là Nga và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận với lực lượng Houthi ở Yemen (còn được gọi là “Phong trào Ansar Allah”) về việc tàu thuyền của họ đi qua Biển Đỏ và Vịnh Aden “một cách an toàn và không bị cản trở”.

Nguồn tin của Bloomberg nêu rõ, một số nguồn tin từ Yemen cho biết, người Houthi đã bảo đảm với Trung Quốc và Nga rằng, tàu của những nước này có thể bình yên đi qua Biển Đỏ và Vịnh Aden.

Nguồn tin nêu rõ, thông qua các kênh trung gian, các nhà ngoại giao từ Moscow và Bắc Kinh đã đạt được sự thống nhất với Mohamed Abdel Salam, một trong những nhân vật chính trị hàng đầu của Houthi. Theo tiết lộ, các cuộc đàm phán đã được tổ chức ở quốc gia vùng vịnh là Oman.

Theo nguồn tin của Bloomberg, để đổi lấy điều này, Nga và Trung Quốc có thể cung cấp sự hỗ trợ chính trị cho lực lượng Houthi trong các cơ quan quốc tế, ví dụ như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cơ cấu mà 2 quốc gia này là thành viên thường trực, có quyền phủ quyết.

Mặc dù chúng ta không hoàn toàn biết rõ ràng sự hỗ trợ này sẽ thể hiện như thế nào, nhưng ít nhất nó có thể bao gồm việc ngăn chặn các nghị quyết mới mà các thành viên thường trực phương Tây trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc như Mỹ, Anh, Pháp… đề xướng chống lại Houthi.

Thực chất, ngay cả khi chưa có thông tin này thì lực lượng Houthi cũng chưa hề tấn công bất cứ tàu thuyền nào của Nga hay Trung Quốc và một số nước khác, mà chủ yếu là họ tấn công vào những tàu thuyền được cho là có liên quan tới Mỹ, Anh, Israel và một số nước phương Tây khác.

Mặc dù cả Moscow và Bắc Kinh đều chưa hề lên tiếng về nguồn tin từ truyền thông Mỹ, nhưng chỉ vài ngày trước, người đại diện của Houthi đã công bố một thông tin rất đáng chú ý về việc “Phong trào Ansar Allah” đã và đang hợp tác với Nga, Trung Quốc và BRICS để “chống lại quyền bá chủ của phương Tây”.

Ngày 18/3, một thủ lĩnh của lực lượng Houthi là Ali al-Kahum tuyên bố họ đang cùng với Nga, Trung Quốc và các nước BRICS cùng nhau chiến đấu “vì một thế giới đa cực” và quá trình này bắt đầu từ tháng 2/2022 cùng với hoạt động quân sự đặc biệt mà Moscow triển khai ở Ukraine.

Ông nhấn mạnh rằng, quan hệ của Yemen với Trung Quốc, Nga và BRICS là “bình đẳng và thể hiện sự tương tác về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc gia”.

Như vậy, rõ ràng là “Phong trào Ansar Allah” đã tự coi mình là lực lượng lãnh đạo của “một thực thể quốc gia” tương đương với Nga và Trung Quốc, với hàm ý rõ ràng là muốn được cộng đồng quốc tế công nhận vai trò lãnh đạo của Houthi đối với vùng đất phía tây Yemen mà họ đang kiểm soát và điều này có thể đạt được nhờ sự hỗ trợ của Moscow và Bắc Kinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.