Vì sao Mỹ chọn Kenya?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Mỹ cố gắng phục hồi vị thế ở châu Phi bằng việc lựa chọn Kenya là đồng minh ngoài NATO.

Tổng thống Joe Biden đón Tổng thống Kenya William Ruto thăm Mỹ.
Tổng thống Joe Biden đón Tổng thống Kenya William Ruto thăm Mỹ.

Sputnik vừa có bài đánh giá cho thấy ý nghĩa của việc Mỹ lựa chọn Kenya là "đồng minh ngoài NATO" như lời Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định.

Tổng thống Kenya William Ruto đã đến Washington hôm 22/5 trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài ba ngày. Đây được coi là động thái đáng chú ý của Mỹ khi đang làm mất dần vị thế của mình ở châu Phi.

Tổng thống William Ruto đã trở thành nhà lãnh đạo châu Phi đầu tiên có chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ kể từ năm 2008. Chuyến thăm trải thảm đỏ này đã cho thấy tầm quan trọng trong việc gợi mở các ý tưởng của Mỹ ở quốc gia Đông Phi có vị trí chiến lược.

Chuyến thăm của Tổng thống Kenya diễn ra sau khi chính quyền Mỹ công bố chiến lược mới, hướng tới việc thiết lập quan hệ đối tác bình đẳng hơn với các quốc gia châu Phi, nhằm tăng cường lợi ích chiến lược cho cả hai bên.

Mỹ dự kiến sẽ công bố gói đầu tư trị giá 250 triệu USD thông qua Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ, bao gồm tiền xây dựng nhà ở. Trước chuyến thăm của Tổng thống Kenya Ruto, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ đã công bố khoản tài trợ 32 triệu USD cho hệ thống giáo dục của Kenya và Bộ Ngoại giao công bố chương trình học bổng trị giá 3,3 triệu USD.

Đáng chú ý, các cam kết của Mỹ không bao gồm cơ sở hạ tầng đường bộ, cầu và đường sắt - lĩnh vực mà các nước châu Phi đã chuyển sang Trung Quốc. Cụ thể, Bắc Kinh cam kết hỗ trợ 5,6 tỷ USD liên quan đến cơ sở hạ tầng cho Kenya kể từ năm 2013.

Kenya là thành trì còn lại của Mỹ ở châu Phi

Nếu xem xét về thương mại song phương, tầm quan trọng chiến lược của Kenya đối với Washington có vẻ không chắc chắn. Thương mại giữa hai nước chỉ ở mức khiêm tốn 1,3 tỷ USD vào năm 2023 (tương ứng là 443 triệu USD đối với xuất khẩu của Mỹ và 895 triệu USD đối với xuất khẩu của Kenya).

Song Kenya là thành trì thân Mỹ trong Chiến tranh Lạnh và là đồng minh tiền tuyến trong cái gọi là 'cuộc chiến chống khủng bố' ở châu Phi. Kenya đã trở thành điểm xuất phát quan trọng cho các hoạt động quân sự của Mỹ trên khắp miền đông châu Phi, với khả năng tiếp cận các căn cứ quân sự bao gồm Trại Simba, Mombassa và Wajir.

Cần lưu ý, việc triển khai 1.000 quân hàng đầu của Mỹ ở Kenya diễn ra sau khi các quốc gia châu Phi khác, bao gồm Niger và Chad, bắt đầu yêu cầu lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi các quốc gia này.

Mỹ cũng quan tâm đến Kenya như những người lính bộ binh tiềm năng để thực hiện cái gọi là 'trật tự dựa trên luật quốc tế' khi Tổng thống Kenya hứa hẹn sẽ dẫn đầu cuộc can thiệp quốc tế vào Haiti với 1.000 quân trong số 2.500 binh sĩ và cảnh sát trong lực lượng của mình. Nairobi dự kiến sẽ nhận được khoản 300 triệu USD do Mỹ tài trợ.

Đáng chú ý rằng, việc triển khai lực lượng đến Haiti đã bị phe đối lập ở Kenya chỉ trích gay gắt và các nhà hoạt động nhân quyền lo ngại có thể dẫn đến sự gia tăng đột biến các vụ sát hại và tra tấn phi pháp. Tháng 7 năm ngoái, 35 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình đòi giá sinh hoạt trên khắp Kenya.

Cuối cùng, Mỹ chuẩn bị chỉ định Kenya là đồng minh lớn đầu tiên ngoài NATO ở châu Phi cận Sahara, giúp Nairobi tiếp cận các khoản vay ưu đãi, kho vũ khí của Mỹ trên đất Kenya, các cơ hội mới để hợp tác đào tạo đồng thời mang lại cơ hội cho Washington để mở rộng quy mô của mình ở Châu Phi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều trường phối hợp với trung tâm thể thao tổ chức câu lạc bộ bóng rổ cho học sinh dịp hè. Ảnh: Vân Anh

Sân chơi bổ ích

GD&TĐ - Trong kỳ nghỉ hè, các trường đã phối hợp với địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.
Một trong những thực phẩm dễ dàng nhất có thể giúp bạn giảm cân là chanh. (Ảnh: ITN)

Giảm cân siêu đơn giản với... chanh

GD&TĐ - Các liệu pháp dân gian sẽ giúp phái đẹp giảm cân để có thân hình thon thả đáng mơ ước. Và thật là đơn giản với liệu pháp từ chanh.