Vì sao không nên sạc pin điện thoại đến 100%?

GD&TĐ - Nhiều người dùng điện thoại luôn sạc đến 100%, tuy nhiên, cách làm này không đúng...

Vì sao không nên sạc pin điện thoại đến 100%?

Để kéo dài tuổi thọ của pin điện thoại di động và không gây nguy hiểm, bạn cần phải tránh những lỗi sạc mà nhiều người thường mắc phải.

Trong bài viết này, trang Aboluowang sẽ chia sẻ với các bạn về 5 lỗi sạc pin khiến điện thoại nhanh hỏng.

Sạc điện thoại phải đầy 100%

Trên thực tế, đây cũng là một cách làm sai lầm, làm mất thời gian của bạn. Đôi khi đang vội ra ngoài mà pin chưa được sạc đầy 100%, nếu đợi đầy mới rút sạc thì sẽ lãng phí rất nhiều thời gian.

Không chỉ vậy, việc duy trì năng lượng của điện thoại di động ở mức 100% trong một thời gian dài sẽ làm giảm dung lượng và tuổi thọ pin. Vì pin cũng như con người, bạn không muốn chịu quá nhiều áp lực nên không nên sạc pin quá lâu.

Ngoài ra, sạc đầy 100%, nhưng vẫn kéo dài thời gian sạc cũng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của bộ sạc điện thoại di động. Vì vậy tốt nhất bạn nên rút bộ sạc ra miễn là nguồn pin của điện thoại di động thường được sạc đến 80%.

Điện thoại gần hết pin mới bắt đầu sạc

Nhiều người cho rằng chỉ sạc khi điện thoại sập nguồn, điều này rất không tốt cho pin, sẽ khiến pin ion bị hao mòn quá mức và dễ phá hủy hoạt động hóa học của pin.

Thời điểm tốt nhất để sạc điện thoại là khi lượng pin còn lại khoảng 20%, đừng đợi điện thoại nhắc pin sắp hết hay tắt máy khi gần hết pin sau đó mới sạc điện thoại.

Theo các chuyên gia, pin của bạn sẽ hoạt động trong một thời gian lâu hơn nếu bạn giữ mức pin ở khoảng 40% đến 80%.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất pin vẫn khuyên người dùng nên xả sạch pin rồi sạc đầy trở lại khoảng 1 tháng/lần để tăng tối đa tuổi thọ pin.

Vừa sạc vừa chơi điện thoại

Nhiều người thích vừa sạc vừa chơi game hoặc nghe điện thoại. Đây thực sự là điều tồi tệ nhất đối với điện thoại di động.

Vừa chơi điện thoại vừa sạc điện thoại sẽ làm giảm khả năng lưu trữ năng lượng của điện thoại, khiến điện thoại nóng và giảm tuổi thọ của pin.

Ngoài ra, điện thoại di động tỏa ra nhiều nhất khi đang sạc, và nếu bạn chơi điện thoại vào lúc này, nó cũng sẽ có tác hại đến thị lực của chúng ta.

Sạc điện thoại qua đêm

Mọi người thường có thói quen sạc điện thoại di động trước khi đi ngủ, để điện thoại cắm cả đêm và thiết bị tiếp tục sạc trong nhiều giờ liền. Đó được gọi là sạc quá mức, và lý tưởng là nên rút phích cắm bộ sạc ngay khi pin điện thoại đạt mức sạc 100%.

Tuy nhiên, sạc quá mức không phải là một vấn đề lớn bởi hầu hết điện thoại thông minh hiện đại đều sử dụng công nghệ giám sát để tránh sạc quá mức.

Tuy nhiên, những công nghệ như vậy không phải là hoàn hảo, và vẫn tốt hơn nếu bạn để ý mức sạc pin khi sạc điện thoại và rút bộ sạc ra sau khi sạc đầy.

Sạc bộ sạc không cùng hãng

Không sử dụng thiết bị sạc chính hãng là một trong những nguyên nhân gây ra các hiện tượng cháy nổ nguy hiểm do chúng không được gắn thiết bị chống sạc quá tải. Đồng thời, bạn sẽ mất đi các quyền lợi bảo hành từ nhà sản xuất nếu thiết bị của bạn xảy ra vấn đề liên quan đến pin và thiết bị sạc.

Bạn phải sử dụng bộ sạc gốc khi sạc, bởi vì mặc dù các giao diện sạc hiện tại về cơ bản là giống nhau, nhưng điện áp của bộ sạc không nhất thiết phải giống nhau, nếu bạn kết hợp và sạc trong một thời gian dài, không chỉ tốc độ sạc là rất chậm, hơn nữa còn dễ gây phồng pin, hư pin, một số loại sạc kém chất lượng có thể làm cháy pin nếu không đạt tiêu chuẩn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.