Vì sao giới trẻ Trung Quốc lại hào phóng chi tiền tặng cho các live streamer?

Livestreaming thực sự rất được yêu thích tại Trung Quốc. Theo thống kê của Deloitte, ngành công nghiệp livestream tại quốc gia này có thể có trị giá tới 4,4 tỷ USD trong năm 2018.

Vì sao giới trẻ Trung Quốc lại hào phóng chi tiền tặng cho các live streamer?

Không ít ngôi sao livestreaming có thể kiếm được hàng trăm nghìn USD mỗi tuần. Vậy đây là lý do thúc đẩy người Trung Quốc mạnh tay chi bạo cho các streamer đến vậy?

Một người dùng có nickname Xiaoming đã có những chia sẻ về lý do cô sẵn sàng tặng tiền cho streamer yêu thích của mình. “Mỗi khi streamer nhận được quà, anh ấy sẽ trở lên cực kì hào hứng và dễ dàng đáp lại yêu cầu của bạn,” cô nói. “Anh ta khiến bạn cảm thấy mình có giá trị.”

Livestreaming thực sự là một ngành công nghiệp tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Livestreaming thực sự là một ngành công nghiệp tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Xiaoming cho biết cô bắt đầu xem livestream vì cảm thấy buồn chán và bắt đầu bằng việc tặng những món quà nhỏ. Cô yêu thích các streamer nam giới có ngoại hình đẹp và hài hước. Khi tặng quà thường xuyên, streamer sẽ mời Xiaoming vào xem livestreaming hào hứng hơn. “Đôi khi bạn sẽ cảm thấy ngượng nếu streamer nịnh nọt nhưng bạn lại không tặng quà,” cô nói.

Với các streamer nữ và người hâm mộ nam, mọi thứ còn hấp dẫn hơn. Một người dùng có nickname Scotlwhite chia sẻ có lần anh đã từng tặng streamer số tiền tới 300 USD. “Đó là một sự phù phiếm. Bạn cho thấy mình giàu có và sẵn sàng tặng tiền streamer,” anh chia sẻ.

Các streamer nữ còn có thể đánh vào cái tôi của cánh mày râu. Một số blogger Trung Quốc tiết lộ các streamer thường hoạt động theo nhóm. Họ có thể gửi quà ảo cho nhau với hy vọng “khuyến khích” sự cạnh tranh với người xem. Đôi khi, thưởng streamer số tiền lớn còn có thể mang lại… một cuộc hẹn. Dù vậy, không có nhiều streamer làm điều này.

Nhiều người tìm đến các nền tảng livestream mỗi khi cảm thấy buồn chán.
Nhiều người tìm đến các nền tảng livestream mỗi khi cảm thấy buồn chán.

Một streamer chuyên nghiệp có tên Victor Zheng với tài khoản Weibo 10.000 người theo dõi chia sẻ với SCMP một câu chuyện khá… xấu hổ mà anh từng gặp phải. “Có người đã gửi tin nhắn cá nhân tôi nói rằng họ sẽ trả 100 USD cho một giờ thoát y,” Zheng tiết lộ. Anh cho biết mình cũng nhận được nhiều hình ảnh nhạy cảm từ cả người hâm mộ nam và nữ. Dĩ nhiên, không phải ai cũng tìm đến livestreaming cho mục đích này.

Chuyên gia marketing trên mạng xã hội Lauren Hallanan chia sẻ với SCMP rằng mỗi người dùng có một mục đích khác nhau thôi thúc họ tặng tiền streamer. Tất cả những người tìm đến các trang streaming đều biết rằng một lúc nào đó họ sẽ phải móc hầu bao.

“Trên các ứng dụng livestreaming tại Trung Quốc, người dùng phải kết nối phương thức thanh toán với nền tảng mà họ đang dùng và rồi mua một gói tiền ảo,” Hallanan nói. “Vì thế, trước khi tặng quà thực sự, trong đầu họ đã có ý tưởng này rồi.”

Theo saostar.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.