Vì sao “đàn ông không thể thiếu hẹ, đàn bà không thể thiếu ngó sen”?

Sở dĩ người xưa có câu nói truyền miệng nổi tiếng “Nam không thiếu hẹ, nữ không thiếu ngó sen” là bởi vì dựa trên những nghiên cứu lâu đời về tác dụng của 2 thực phẩm này tác động tới sức khỏe của nam giới và phụ nữ.
Vì sao “đàn ông không thể thiếu hẹ, đàn bà không thể thiếu ngó sen”?

Căn cứ trên đặc điểm sinh lý, nhu cầu và thói quen ăn uống của hai giới, lý thuyết Đông y cho rằng nam thuộc dương, nữ thuộc âm, các chất mà cơ thể cần cũng sẽ có sự khác biệt. Nam giới sẽ bị rối loạn khi thiếu dương và nữ giới sẽ kém ổn định khi thiếu âm.

ava-1479439392951-0-0-497-800-crop-1479439411995

Khi cơ thể khuyết thiếu chất gì, bạn sẽ cảm nhận rõ những dấu hiệu cụ thể, từ đó cần phải điều chỉnh ăn uống để khôi phục lại trạng thái ban đầu.

Ví dụ khi nam giới bị thiếu dương nhược khí, cần bổ sung thêm thực phẩm thuộc dương, còn khi nữ có biểu hiện thiếu âm huyết hư, thì nên ăn ngay những thứ bổ máu.

Tại sao lại nói cây hẹ đặc biệt tốt cho sức khỏe nam giới?

Trong thực tế mà nói, hẹ không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà người ta còn dùng hẹ để chữa yếu sinh lý, bồi bổ sức khỏe tình dục cho nam giới.

Trong Đông y, rau hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, cố tinh, ấm khớp, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm...

Những phân tích của y học hiện đại cũng cho thấy trong cây hẹ có các thành phần dinh dưỡng là loại hợp chất như odorin, methylaliin, linalool, proteine, carbohydrate, aliin, chất xơ, carotene, vitamin C… có tác dụng rất tốt cho sức khỏe tình dục.

he-va-ngo-sen-1

Hẹ được dùng như một loại thuốc Nam có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm hoặc được coi là thuốc tăng lực giúp tăng cường sinh lý cho các quý ông.

Chính vì thế, đã là đàn ông không nên bỏ qua loại rau dân dã nhưng có tác dụng rất quý này.

Phụ nữ đi đâu, ngó sen theo đó

Còn ngó sen, tại sao Đông y lại phải ghép làm “cặp đôi” không thể tách rời với phụ nữ? Ngó sen được người dân Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc xem là món ăn quý hơn thuốc bổ. Hương vị thơm ngon ngọt dịu, có thể ăn gỏi tái hoặc chế biến thành các món chín, phù hợp với nhiều người, mọi lứa tuổi.

tac-dung-chua-benh-cua-hat-sen-giaoduc.net.vn3

Trong cuốn sách “Bản thảo kinh thư” nổi tiếng của Trung y có viết rằng, ngó sen sống có vị ngọt mát, có thể thanh lọc máu, cầm máu, trừ nhiệt, làm sạch dạ dày, hỗ trợ tình trạng bệnh huyết ứ tắc, nôn ra máu, miệng hôi, chảy máu mũi miệng, xuất huyết sau sinh.

Ngó sen còn chữa ngạt mũi, đau khát do nhiệt, tả, chán nản, khó chịu, giải rượu. Đông y ghi chép rằng ngó sen có vị ngọt tính ấm, là món ăn khai vị tuyệt vời, đặc biệt tốt với lá lách, tạo sự hưng phấn từ miệng đến trái tim, bổ máu, chữa tiêu hóa, tiêu chảy, tái tạo những mô bị hỏng, kiềm chế sự tức giận.

Trong cuốn sách trên cũng ghi chép rằng, ngó sen tốt cho cả phụ nữ và trẻ nhỏ, người ốm yếu, cơ thể suy nhược, là thực phẩm thực sự bổ dưỡng.

he-va-ngo-sen-2

Trong dân gian còn truyền nhau kinh nghiệm rằng, phụ nữ ăn ngó sen sau sinh có thể giúp giải phóng cơ thể, nếu có gặp những rủi ro về mặt tâm lý, ăn sen sẽ giúp an thần.

Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cho thấy, ngó sen rất giàu vitamin C và khoáng chất, thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào, có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa da thô ráp, khô khan. Do đó, phụ nữ muốn có vẻ đẹp mềm mại mượt mà thì rất cần ăn ngó sen đều đặn.

Theo phunutoday.vn
Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là với người mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh minh họa

Nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch vì nắng nóng

GD&TĐ - Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc các bệnh lý mạn tính, gồm các bệnh về tim mạch.
Học sinh được giới thiệu về quá trình vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ kháng chiến ở thành Tân Sở.

Đưa trò về miền di sản

GD&TĐ - Thời gian qua, các tour du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục đã thu hút học sinh các trường học trên địa bàn Quảng Trị.
Từ quả mắc ca có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau mang lại giá trị cao.

Công nghệ gia tăng giá trị cho cây mắc ca

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ứng dụng thành công công nghệ sinh học để sản xuất sữa chua, dầu ăn, thức ăn chăn nuôi từ mắc ca.
Tiết học môn Kỹ thuật của cô Bích Loan với các em học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Quang Trung (TX Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TG

Cuốn hút học trò bằng công nghệ

GD&TĐ - Gắn bó với nghề 32 năm, cô Nguyễn Thị Bích Loan luôn biết cách tạo hứng thú học tập cho học trò, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin.