Vì sao con cái tham lam, đòi hỏi đủ thứ?

Có phải mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng tẻ nhạt, lệch pha mà chính người lớn cũng khó nhận thấy, vì quá bận rộn. Chỉ đến khi con trẻ có những hành vi chống đối thì cha mẹ mới bừng tỉnh.

Vì sao con cái tham lam, đòi hỏi đủ thứ?

Không ít cha mẹ thắc mắc sao trẻ con bây giờ chỉ biết đòi hỏi mà ít khi nghĩ cho cha mẹ. Anh Tiến (Q.Ba Đình, TP.Hà Nội) phàn nàn: “Tôi có hai đứa con trai, một đứa 13 tuổi, một đứa 5 tuổi. Suốt ngày, chúng cứ đòi hỏi bao nhiêu là thứ. Chúng quá tham lam khi vừa muốn cha mẹ làm ra tiền để mua thật nhiều đồ chơi, áo quần, các tiện nghi trong nhà, vừa muốn được cha mẹ gần gũi, quan tâm đưa đi chơi đây đó”. 

Vi sao con cai tham lam, doi hoi du thu?

Ngược lại, khi có dịp trò chuyện với con trai lớn của anh Tiến, chúng tôi mới nhận thấy mong ước của cháu thật bình thường. Cháu tâm sự: “Hai anh em cháu đi học cả ngày, tối về chỉ muốn được ở nhà và ăn cơm với bố mẹ. Vậy mà mẹ thì tăng ca liên tục, còn bố thì đi gặp đối tác thường xuyên.

Có ngày, chúng cháu chỉ gặp bố mẹ vào buổi sáng, nhưng ai cũng vội vàng, hối hả. Cuối tuần, thấy mẹ cứ đăm đăm, căng thẳng khiến hai anh em cháu phải “rút lui” vào phòng riêng cho yên thân.

Có lần, cháu đề nghị bố mẹ dành ít thời gian để cả nhà cùng đi du lịch, nhưng bố lại bảo các con sướng quá hóa rồ, chỉ biết đòi hỏi mà không biết nghĩ cho cha mẹ. Nên giờ đây, hai anh em cháu tự chơi đùa, không dám làm phiền bố mẹ nữa”.

Khởi nguồn từ mong ước cho con một tương lai tốt đẹp và suy nghĩ đơn giản rằng, trẻ em chỉ cần ăn, học và chơi nên không ít cha mẹ thường buộc trẻ làm theo những điều mà mình áp đặt. Có cha mẹ yêu cầu con thế này, thế kia mà chẳng quan tâm con mình đang nghĩ gì, tâm trạng ra sao, ước mơ gì.

Vì xa cách con về không gian cũng như tâm hồn nên mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng tẻ nhạt, lệch pha mà chính người lớn cũng khó nhận thấy, vì quá bận rộn. Chỉ đến khi con trẻ có những hành vi chống đối thì cha mẹ mới bừng tỉnh. Mong muốn gần gũi để thấu hiểu con hơn nhưng có khi đã muộn vì con không còn nhu cầu hợp tác hoặc đã tìm được điểm tựa tinh thần khác.

Dưới góc độ tâm lý, chỉ khi thật sự gần gũi con, nắm bắt được nhu cầu tinh thần của con, lắng nghe con bằng cả tấm lòng thì đứa trẻ đó sẽ luôn trân trọng và hãnh diện về cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ hãy bên con để con luôn cảm nhận được cuộc sống mỗi ngày trải qua đều có ý nghĩa.

Sự chia sẻ vui buồn, mong ước và nỗi niềm của trẻ rất có lợi cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giúp trẻ luôn cảm nhận niềm hạnh phúc được cha mẹ yêu thương, quan tâm và tôn trọng.

Vi sao con cai tham lam, doi hoi du thu?

Từ đó xây dựng sự tín nhiệm, lòng yêu thương và trách nhiệm đối với cha mẹ. Trong mỗi lứa tuổi của con, nhu cầu tình cảm của trẻ về cha mẹ cũng khác, vì vậy, sự quan tâm thương yêu mà cha mẹ dành cho con cần thay đổi cho phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. 

Cần “gieo trồng” ở con những phẩm chất tốt đẹp như tính tự lập, lòng tự tin và sự quyết đoán để khi con đến tuổi trưởng thành thì đủ sức xây dựng nên tương lai bằng mục tiêu, quyết tâm và bản lĩnh của con. 

Chỉ khi thật sự tôn trọng và dành thời gian gần gũi con, nắm bắt được nhu cầu của con, thấu hiểu con thì những điều cha mẹ làm cho con mới thật sự có giá trị để đứa trẻ trưởng thành một cách hoàn thiện nhất.

Theo Phunuonline.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ