Vì sao chưa khởi tố vụ bé gái ở TP HCM bị sàm sỡ trong thang máy?

Bé gái ở TP HCM bị sàm sỡ trong thang máy đã trôi qua 10 ngày nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa áp dụng biện pháp tố tụng nào với người tình nghi.

Vì sao chưa khởi tố vụ bé gái ở TP HCM bị sàm sỡ trong thang máy?

Mặc dù vụ việc một người đàn ông có hành vi sàm sỡ bé gái trong thang máy của toà nhà chung cư Galaxy ở quận 4 TP HCM xảy ra đã 10 ngày qua gây bức xúc dư luận, nhưng vì sao tới thời điểm này Cơ quan CSĐT – Công an TPHCM chưa áp dụng bất kỳ biện pháp tố tụng nào đối với ông Nguyễn Hữu Linh? 

Việc ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP Đà Nẵng bị cáo buộc hành vi sàm sỡ một bé gái trong tháng máy gây bất bình và hoang mang trong dư luận. Đến thời điểm này, vụ việc đã trôi qua 10 ngày nhưng cơ quan chức năng ở TP HCM vẫn chưa áp dụng bất kỳ biện pháp tố tụng nào đối với người tình nghi do cần làm rõ một số tình tiết, tuy nhiên thời gian xử lý quá lâu cũng khiến dư luận bức xúc.

vi sao chua khoi to vu be gai o tp hcm bi sam so trong thang may? hinh 1
Người đàn ông có hành vi sàm sỡ bé gái trong thang máy của toà nhà chung cư Galaxy ở quận 4 TP HCM (ảnh cắt từ clip)

Ông Huỳnh Quốc Cường, người dân quận Phú Nhuận nói: “Tại sao video hình ảnh bằng chứng cũng rõ ràng vậy mà không thể quy buộc được người đàn ông đó. Nếu mà pháp luật không mạnh tay và kịp thời thay đổi thì chúng tôi nghĩ sẽ còn nhiều vụ việc dâm ô, sàm sở quấy rối tình dục diễn ra ở những nơi công cộng”.

Theo các luật sư, vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp xuất phát về chứng cứ và quy định pháp luật hiện nay. Ở góc độ pháp lý, hoàn toàn có trường hợp phía gia đình bị hại có đơn bãi nại. Nhưng đấy không phải là căn cứ để cơ quan điều tra đình chỉ vụ án vì tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nằm trong 10 tội danh khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

Luật sư Phạm Hoài Nam, Đoàn Luật sư TP HCM cho rằng: “Đánh giá ở góc độ pháp lý, rõ ràng quyết tâm của cha mẹ cháu bé cũng có yếu tố ý nghĩa tích cực trong việc điều tra phá án vụ án này. Rõ ràng quyền lợi trực tiếp của đứa trẻ trước sự giám hộ của cha mẹ thì họ cần phải có những biện pháp quyết liệt hơn nữa trong vấn đề tố cáo hành vi đó để đưa ra xét xử trước pháp luật”.
Hiện nay, việc xử lý tội phạm này vẫn căn cứ vào thông tư liên tịch số 01 năm 1998 giữa Toà án nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ (nay Bộ Công an). Theo đó, với tội dâm ô thì phải có hành vi sờ bóp vào những bộ phận kích thích tình dục của người khác nhưng không có việc giao cấu…

Đến nay, đây vẫn là cơ sở để cơ quan tố tụng căn cứ giải quyết vụ án. Nếu căn cứ vào thông tư số 01, rất khó chứng minh hành vi phạm tội nếu có của nguyên Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP Đà Nẵng. Giới chuyên gia pháp lý cho rằng, không chỉ trường hợp ông Linh mà sẽ còn rất nhiều trường hợp tương tự sẽ thoát khỏi vòng tố tụng vì việc áp dụng quy định này, bởi vậy, trước diễn biến phức tạp của các loại tội phạm hiện nay thì rất cần những văn bản pháp lý thay thế hoặc tạo án lệ để làm căn cứ xử lý, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh gây oan sai.

Vấn đề này, luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TP HCM phân tích: “Tội phạm xâm phạm tình dục đối với trẻ em, hiện đang rất phức tạp, nhưng chúng ta chưa có tội danh quấy rối tình dục nên rất cần đường lối xét xử mới. Tội dâm ô cần mở rộng hơn đối với hành vi có yếu tố sàm sở có tính chất phản cảm, đặc biệt hành vi đó mang tính chất bỉ ổi”.

Vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh đang gây bất bình và hoang mang trong dư luận. Mong muốn của người dân là cần sự mạnh tay quyết liệt với những vụ việc nêu trên đồng thời có sự kịp thời điều chỉnh chế tài xử lý với những hành vi tương tự trong thời gian tới./.

Theo VOV.VN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.