Vì sao cần tiêm ngừa đủ liều, đúng lịch?

GD&TĐ - Khoa học đã chứng minh tiêm ngừa là cách tốt nhất để phòng bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên để đạt được kết quả phòng bệnh thì cần phải tiêm ngừa đủ và đúng lịch.

Vì sao cần tiêm ngừa đủ liều, đúng lịch?

Hiện nay vẫn còn một số phụ huynh cho rằng khi nào có dịch mới cần đi tiêm, do vậy trong thời gian vừa qua đã xảy ra tình trạng mọi người đổ dồn đi tiêm tạo ra tình trạng khan hiếm vắc xin và những hệ lụy không tốt về mặt xã hội. Mặt khác, việc tiêm chủng ngay trong thời điểm dịch bùng phát cũng có thể không giúp trẻ bảo vệ trước nguy cơ dịch bệnh đang xảy ra.

Khi được tiêm ngừa một loại vắc xin, cơ thể sẽ phòng được bệnh với tác nhân gây bệnh tương ứng. Sau khi tiêm ngừa tùy theo từng loại vắc xin, cũng như cơ địa của mỗi người sẽ có sự đáp ứng miễn dịch khác nhau. Có loại vắc xin tiêm 1 mũi cũng có loại vắc xin phải tiêm nhiều mũi theo lịch hẹn thì mới có thể phòng được bệnh. Không có vắc xin nào có đáp ứng miễn dịch 100%. Cần phải tuân thủ theo hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ tư vấn.

Nếu tiêm ngừa không đúng lịch có ảnh hưởng gì không? Hiệu quả của mũi tiêm trước nó còn có giá trị trong cơ thể không nếu quên tiêm nhắc lại?

Mỗi loại vắc xin đưa vào sử dụng đều đã được nghiên cứu về tính an toàn, hiệu lực, hiệu quả, liều lượng, đường tiêm, lịch tiêm chủng theo những quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ y tế. Do đó, để có thể phòng bệnh hiệu quả chúng ta cần tuân thủ hướng dẫn chuyên môn của ngành y tế. Trong trường hợp tiêm không đủ liều, không đúng lịch, trẻ vẫn có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với người mắc bệnh.

Vì lý do nào đó trẻ hoãn tiêm do bệnh trong ngày tiêm chủng hoặc phụ huynh quên không đưa trẻ đến tiêm ngừa đúng lịch, thì nên đưa trẻ đến điểm tiêm chủng sớm nhất để được tư vấn và tiếp tục tiêm đầy đủ cho trẻ.

Sốt sau tiêm ngừa là một phản ứng tốt cho cơ thể có đúng không?

Sau khi tiêm ngừa có thể có những phản ứng tại chỗ tiêm như sưng, nóng, đỏ, đau hoặc những phản ứng toàn thân nhẹ như sốt, biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc... hoặc những phản ứng nặng như sốc phản vệ.

Những phản ứng nhẹ sẽ tự khỏi sau 1 đến 2 ngày. Những phản ứng nặng phải được phát hiện sớm và xử trí kịp thời để tránh những nguy hiểm cho trẻ.

Sốt là một trong những phản ứng bình thường sau tiêm chủng. Sau tiêm chủng, có trẻ không sốt, hoặc có trẻ sốt nhẹ, cũng có trẻ sốt cao. Do đó, ngoài việc theo dõi bắt buộc 30 phút sau tiêm ngừa tại điểm tiêm để phát hiện phản ứng nặng xảy ra sớm, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ để kịp thời phát hiện những phản ứng nặng sau tiêm chủng xảy ra muộn, để kịp thời xử trí theo hướng dẫn của y, bác sĩ tư vấn tại điểm tiêm chủng.

Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý, nếu sau tiêm ngừa cơ thể trẻ sốt nhẹ từ 37,5 độ C đến dưới 38 độ C nên lau mát cho trẻ, cho uống nhiều nước, theo dõi để đề phòng sốt cao và phát hiện kịp thời những biểu hiện nặng sau tiêm chủng. Đối với những trường hợp sốt cao trên 38 độ C thì chúng ta có thể sử dụng thuốc hạ sốt, lau mát và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch cho trẻ là giải pháp tốt nhất để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện đã có vắc xin. Vì vậy nếu phụ huynh có những thắc mắc về tiêm chủng nên hỏi nhân viên y tế tại trạm y tế nơi mình cư ngụ để được hướng dẫn đầy đủ và kịp thời.

Theo Tuổi trẻ online

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.