Vì sao các bệnh viện thiếu máu nghiêm trọng?

Theo Viện Huyết học-Truyền máu TW, năm nay tình hình truyền máu khá khó khăn, thiếu máu trầm trọng, ngoài dự tính của các trung tâm, cơ sở truyền máu.

Vì sao các bệnh viện thiếu máu nghiêm trọng?
Tình trạng thiếu máu phục vụ điều trị bệnh nhân đang diễn ra tại hầu hết các địa phương trong cả nước, nhất là tại những thành phố lớn. Vì sao lại xảy ra tình trạng này và các cơ quan chức năng đang làm gì để khắc phục cũng như là duy trì sự sống của những bệnh nhân cần truyền máu. Phóng viên Văn Hải phỏng vấn Tiến sĩ Ngô Mạnh Quân - Trưởng khoa Vận động và Tổ chức hiến máu, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương về vấn đề này:

PV: Thưa ông, việc thiếu máu đang diễn ra trên phạm vi như thế nào?

Tiến sĩ Ngô Mạnh Quân: Tình trạng khan hiếm máu, thiếu máu cho điều trị ở các bệnh viện theo thông tin chúng tôi có được thì diễn ra trên phạm vi toàn quốc. Năm nay tình hình truyền máu khá khó khăn, thiếu máu trầm trọng, ngoài dự tính của các trung tâm, cơ sở truyền máu. Chúng tôi nhận thông tin từ rất nhiều nơi, miền Trung, miền Nam, các cơ sở truyền máu nhỏ đến trung tâm khu vực đều khan hiếm máu.

vi sao cac benh vien thieu mau nghiem trong? hinh 1

Tình trạng thiếu máu phục vụ điều trị bệnh nhân đang diễn ra tại hầu hết các địa phương trong cả nước

PV: Vậy đâu là nguyên nhân khiến tình trạng thiếu máu lại nghiêm trọng như vậy, thưa ông?

Tiến sĩ Ngô Mạnh Quân: Thông thường trong Tết và sau Tết, máu được lo chủ yếu cho cấp cứu, đặc biệt ngay trong Tết hoặc ngay sau Tết số bệnh nhân nhập viện rất là nhanh, như Viện truyền máu, một số bệnh viện khu vực Hà Nội nhu cầu máu hằng ngày sau Tết dự trù lên gấp 3 lần so với ngày bình thường, bệnh nhân chờ đợi máu thời gian nghỉ Tết khá dài, họ quay trở lại là truyền máu ngay. Vì nhu cầu máu tăng nhanh hơn so với dự đoán, số đang dự trữ nên phát sinh ra việc khan hiếm máu từ rất sớm.

Máu chỉ có thể dự trữ cho thời hạn nhất định, hồng cầu được 35 ngày, tiểu cầu 5 ngày, lấy quá nhiều trước Tết dự trữ cũng không được, bệnh nhân được sử dụng máu càng tươi càng tốt nên các trung tâm truyền máu thường đảm bảo đủ tối thiểu cho cấp cứu, cho điều trị và dự phòng cho một số thảm họa thôi, chứ dự trữ nhiều quá cũng không được. Nhu cầu cao hơn dự trữ đang có là xảy ra tình trạng khan hiếm máu.

Tháng 3 là tháng thanh niên, tháng tư là tháng phát động toàn dân hiến máu, hai thời điểm này các cơ quan đơn vị thuận lợi hơn cho vấn đề tổ chức hiến máu nên họ thường lựa chọn các thời điểm đó để tổ chức hiến máu. Chúng tôi thường xuyên khuyến cáo là các đơn vị không nên thường xuyên tổ chức hiến máu vào dịp này mà nên chọn vào dịp khác khó khăn hơn như tháng 5 tháng 6, tháng 7, tháng 8.

Tiến sĩ Ngô Mạnh Quân: Thời điểm này thiếu tất cả các nhóm máu, từ nhóm 0, nhóm máu A, B, thậm chí là AB, vì chỉ dự trữ đủ lượng máu.

PV: Ngoài việc duy trì các điểm hiến máu cố định và lưu động, Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương còn triển khai những biện pháp gì để khắc phục tình trạng thiếu máu, thưa ông?

Tiến sĩ Ngô Mạnh Quân: Chúng tôi đã vận động nhân viên y tế, người nhà nhân viên y tế tham gia hiến máu và kêu gọi người nhà bệnh nhân hiến máu để cứu sống bệnh nhân đó. Ngoài ra chúng tôi còn tổ chức Lễ hội Xuân Hồng vào ngày 23/2/2019 vì đang khan hiếm máu. Năm nào cũng thế, thực hiện lễ hội Xuân Hồng để tiếp nhận 5000, 7000, thậm chí là 10000 đơn vị máu để đáp ứng nhu cầu điều trị. Đấy chỉ là một giải pháp thôi, những ngày thường vẫn có những đơn vị tổ chức các buổi hiến máu. Ngày hôm nay vẫn thu được 300 đơn vị hiến máu, vẫn có những cơ quan, đơn vị đang hiến máu, nhưng số lượng đó vài trăm đơn vị một ngày là không đủ. Tại Viện Huyết học truyền máu Trung Ương so với nhu cầu 1000, 1500 đơn vị máu, thậm chí nhu cầu cao hơn như thế mỗi ngày.

 Vâng, xin cảm ơn ông!

Theo VOV.VN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ