Vì một học đường văn hóa

Khách mời, hiệu trưởng Đinh Thị Phương Anh (thứ ba từ phải sang) và nhà giáo Nguyễn Hồng Hải (thứ 2 từ trái sang), cùng đại diện lãnh đạo và biên tập viên Báo GD&TĐ tại buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: Bá Hải
Khách mời, hiệu trưởng Đinh Thị Phương Anh (thứ ba từ phải sang) và nhà giáo Nguyễn Hồng Hải (thứ 2 từ trái sang), cùng đại diện lãnh đạo và biên tập viên Báo GD&TĐ tại buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: Bá Hải

Mục tiêu của xây dựng văn hóa học đường không gì khác là tạo nên môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn; môi trường xã hội nhân văn với các mối quan hệ thân thiện, lành mạnh giữa GV với HS; HS với HS; GV với phụ huynh HS.

Bản chất của xây dựng văn hóa học đường là hoạt động của người dạy (nhà trường, nhà giáo dục) và hoạt động của người học (học sinh, sinh viên). Trong đó người dạy vừa tạo ra môi trường văn hóa vừa đưa những chỉ dẫn, định hướng văn hóa đến người học nhằm mục tiêu xây dựng văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử, văn hóa môi trường, văn hóa chất lượng…mà nhà trường  đã lựa chọn xây dựng.

Chủ đề buổi giao lưu
 Chủ đề buổi giao lưu

Trong quá trình xây dựng văn hóa học đường các nhà trường, đội ngũ giáo viên không thể xem nhẹ việc hình thành, giáo dục văn hóa ứng xử. Bởi đó là  những giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, cử chỉ, lời nói của GV, HS trong giao tiếp với người xung quanh. Văn hóa ứng xử cũng góp phần rèn luyện nhân cách, giáo dục các thế hệ học sinh, tạo nên một học đường văn hóa...

Có thể khẳng định, nếu môi trường giáo dục thiếu đi những nét đẹp văn hoá thì không thể làm tròn chức năng truyền tải giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ; không tạo ra những nét đẹp trong hành vi của thầy cô và của học sinh đối với các mối quan hệ thầy trò, bạn bè và môi trường xung quanh.

Xung quanh vấn đề “Vì một học đường văn hóa” sẽ có sự chia sẻ, trao đổi của 2 khách mời: 

Nhà giáo Nguyễn Hồng Hải – Trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội);

Đinh Thị Phương Anh – Hiệu trưởng Trường THCS Lương Yên (Hà Nội).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.