Vi khuẩn kháng thuốc đang làm gia tăng bệnh hô hấp

Tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 3 (từ ngày 23 – 24/9/2016) diễn ra ở Hà Nội, GS.TS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam cho biết, bệnh hô hấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và ngày càng có xu hướng gia tăng.

Vi khuẩn kháng thuốc đang làm gia tăng bệnh hô hấp

Theo các chuyên gia hô hấp, có nhiều nguyên nhân gây bệnh lý hô hấp trong đó có tình trạng ô nhiễm môi trường, vấn nạn hút thuốc, sự già đi của dân số… đã gây nên nhiều ca bệnh nặng, diễn biến bất thường. Đặc biệt phải kể đến các loại virus mới nổi, vi khuẩn kháng thuốc làm gia tăng bệnh tật hô hấp với các trường hợp nhiễm trùng phổi nặng, đề kháng kháng sinh…

Vi khuan khang thuoc dang lam gia tang benh ho hap - Anh 1

Bác sĩ khám cho bệnh nhân hô hấp tại BV Bạch Mai.

Tại hội nghị hô hấp lần này, các chuyên gia trong nước và quốc tế sẽ cập nhật thông tin mới về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý hô hấp như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hen phế quản, Hen kèm Viêm mũi dị ứng. Bệnh lý mạch máu phổi: Tăng áp động mạch phổi, Nhồi máu phổi… Bệnh phổi nhiễm trùng: Viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy, Lao phổi… Sử dụng kháng sinh; Đề kháng kháng sinh; Ung thư phổi; Bệnh lý hô hấp nhi khoa; Cai nghiện thuốc lá; Ngừng thở khi ngủ.

Bên cạnh đó là các kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp: Nội soi can thiệp, CT scan định lượng phổi,… Ứng dụng phương pháp điều trị mới: Sử dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Phát biểu tại buổi khai mạc hội nghị, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao Hội Hô hấp Việt Nam đã duy trì tổ chức thường niên hội nghị khoa học với nhiều chuyên gia tên tuổi trên thế giới đến chia sẻ, cập nhật kiến thức, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực hô hấp. Không những thế Hội Hô hấp Việt Nam còn có sự kết nối chặt chẽ và có hiệu quả với các chuyên ngành khác như Tai Mũi Họng, Nhi khoa, Lao – Phổi, Hồi sức cấp cứu… nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong chẩn đoán, điều trị...

Theo SK&ĐS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ