Vì 300 triệu, cựu cán bộ Sở Xây dựng Bạc Liêu lãnh án

Một trưởng phòng công chứng ở Bạc Liêu mặc dù biết hồ sơ "ma" vẫn công chứng để tiếp tay cho thuộc cấp lừa 300 triệu đồng

Vì 300 triệu, cựu cán bộ Sở Xây dựng Bạc Liêu lãnh án

Ngày 29/5, TAND Cấp cao tại TP HCM xử phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo, sửa án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Tào Văn Phụng (nguyên Trưởng Phòng Công chứng Tào Văn Phụng) 3 năm tù, Trần Thị Ngọc Xuân (nguyên cán bộ Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu) 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Liên quan đến vụ án, tòa bác kháng cáo, tuyên y án 10 năm tù đối với bị cáo Huỳnh Thanh Mướt (thủ quỹ Phòng Công chứng Tào Văn Phụng). Trước đó, TAND tỉnh Bạc Liêu tuyên phạt Mướt 10 năm tù, Phụng 4 năm tù và Xuân 3 năm tù giam.

Vi 300 trieu, cuu can bo So Xay dung Bac Lieu lanh an - Anh 1

Các bị cáo đang nghe tòa tuyên án

Theo án sơ thẩm, lợi dụng nhiệm vụ được giao, từ cuối năm 2012 đến đầu 2015, Mướt đã dùng thủ đoạn gian dối, chiếm đoạt của 4 nạn nhân tổng số tiền là 720 triệu đồng.

Mướt cùng Phụng và Xuân lập hồ sơ công chứng "ma" để lừa bà Trần Thị Mỹ Tiên giao 300 triệu đồng từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đứng tên bà Đoàn Kim Huệ.

Cụ thể, Xuân và Huỳnh Thái Thùy (con gái bà Huệ) quen biết nhau. Tháng 6-2013, Thùy nhờ Mướt vay tiền và thế chấp nhà 182 đường Hòa Bình (phường 3, TP Bạc Liêu, do bà Huệ đứng tên). Thùy nói mẹ mình đang định cư ở nước ngoài và Mướt đồng ý.

Sau đó, Mướt gặp Xuân nhờ tìm người cho vay 300 triệu đồng, nhận thế chấp nhà của bà Huệ. Xuân đã gặp bà Tiên, nói rằng bà Huệ muốn vay 300 triệu đồng. Bà Tiên đồng ý cho vay với lãi suất 5%/tháng.

Mướt bàn với Xuân giả chữ ký của bà Huệ trong hợp đồng để chiếm đoạt 300 triệu đồng của bà Tiên. Mướt soạn sẵn hợp đồng rồi giả chữ ký của bà Huệ nhờ Phụng công chứng ký xác nhận.

Theo NLĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.