VEC đề xuất tăng phí sử dụng 4 tuyến đường cao tốc

GD&TĐ - Theo VEC, tính đến hết năm 2023, đơn vị chưa thực hiện tăng mức giá dịch vụ sử dụng đường cao tốc do đơn vị làm chủ đầu tư. 

VEC đề xuất tăng phí 4 tuyến đường cao tốc.
VEC đề xuất tăng phí 4 tuyến đường cao tốc.

Ngày 5/12, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có văn bản kiến nghị Bộ GTVT chấp thuận chủ trương điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ các tuyến cao tốc từ tháng 1/2024.

VEC hiện đang là chủ đầu tư 5 dự án cao tốc gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và Bến Lức - Long Thành.

Dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã khai thác được 12 năm, mức giá hiện tại là 1.500 đồng/km/PCU.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã khai thác được 9 năm, mức giá hiện tại là 1.500 đồng/km/PCU cho đoạn 4 làn xe; 1.000 đồng/km/PCU đối với đoạn 2 làn xe.

Dự án cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, mức giá hiện tại là 2.000 đồng/km/PCU.

Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, mức giá hiện tại là 1.500 đồng/km/PCU.

Năm 2016, Bộ GTVT ban hành Quyết định 3789 phê duyệt phương án tài chính 5 dự án đường cao tốc do VEC là chủ đầu tư.

Các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý khai thác sẽ tăng mức thu theo lộ trình 3 năm/lần, mỗi lần tăng 15%.

Tới năm 2017, tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình sẽ tăng mức thu lần thứ nhất, lần thứ 2 vào năm 2020 và lần 3 vào năm 2023.

Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây tăng mức thu lần đầu vào năm 2018, lần 2 vào năm 2021 và lần 3 vào năm 2024.

Tuy nhiên, thực hiện theo Nghị quyết 35 ngày 16/5/2016 của Chính phủ về việc chưa tăng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án BOT nên từ năm 2017 đến năm 2023, VEC chưa tăng mức thu.

Sau đó, Bộ GTVT ban hành Quyết định 2323 ngày 31/12/2021 phê duyệt phương án tài chính 5 dự án đường cao tốc do VEC là chủ đầu tư, phục vụ cho việc thẩm định sử dụng vốn của Hiệp định và ADB lần 2 (3391-VIE) cho dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Các tuyến cao tốc do VEC quản lý khai thác sẽ tăng mức thu theo lộ trình 3 năm/lần, mỗi lần tăng 12%, thời điểm tăng lần 1 là năm 2024.

Như vậy, tính đến hết năm 2023, VEC chưa thực hiện tăng mức giá dịch vụ sử dụng đường cao tốc do đơn vị làm chủ đầu tư.

Theo kế hoạch trả nợ các dự án từ năm 2024, chi phí trả nợ của VEC sẽ tăng liên tục. Việc tiếp tục giữ chính sách nêu trên không phù hợp với phương án tài chính được duyệt.

Thêm nữa, trong 2 năm 2020 - 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến kết quả khai thác các dự án do VEC làm chủ đầu tư.

Lưu lượng sụt giảm đã ảnh hưởng đến doanh thu và dòng tiền hòa chung 5 dự án trong phương án tài chính.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...