Vệ tinh của SpaceX: “Bức tường” che mắt các nhà thiên văn học

GD&TĐ - Hình ảnh hiện lên cứ như từ trong bộ phim khoa học viễn tưởng bom tấn vậy: một nhà thiên văn học ở Hà Lan đã ghi lại được đoạn clip “đoàn tàu sáng rực rỡ” được tạo nên từ các vệ tinh SpaceX nối đuôi nhau phóng lên bầu trời đêm vào 24/5, cảnh tượng đủ để làm ngẩn ngơ những người đam mê không gian trên toàn cầu.

Cảnh tượng một nhóm các vệ tinh của SpaceX Starlink đi ngang qua Hà Lan
Cảnh tượng một nhóm các vệ tinh của SpaceX Starlink đi ngang qua Hà Lan

Cảnh tượng này cũng đã kích động phản đối giữa giới thiên văn với nhiều người cho rằng chòm sao bao gồm 60 vệ tinh băng thông rộng nhưng một ngày nào đó có thể phát triển lên tới 12.000 vệ tinh đe dọa tới tầm nhìn của con người vào vũ trụ và cản trở đến các khám phá khoa học.

Vụ phóng vệ tinh được theo dõi trên toàn thế giới và ta nhanh chóng thấy rõ là các vệ tinh có thể được nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường: Một vấn đề nhức đầu mới đối với các nhà nghiên cứu vốn đã phải tìm cách giải quyết để đối phó với các vật thể làm lộn xộn hình ảnh của họ ở ngoài không gian sâu thẳm.

“Mọi người đang ngoại suy rằng nếu nhiều vệ tinh trong các chòm sao lớn mới này có độ sáng ổn định như vậy, thì trong vòng 20 năm nữa hoặc ít hơn, trong phần lớn buổi đêm ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, mắt người sẽ nhìn thấy nhiều vệ tinh hơn cả sao”, GS Bill Keel, một nhà thiên văn học tại Đại học Alabama (Mỹ), trao đổi với truyền thông.

Ánh sáng từ các vệ tinh đã dần giảm bớt khi chúng bắt đầu định hướng ổn định và tiếp tục đi lên để đến quỹ đạo cuối cùng của chúng ở độ cao 550 km (340 dặm). Nhưng điều đó không hoàn toàn xóa tan mối lo ngại của các nhà khoa học, những người lo lắng về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

SpaceX của Elon Musk chỉ là một trong số các công ty đang tìm cách gia nhập vào lĩnh vực Internet không gian còn non trẻ. Đặt trong trường hợp, hiện có 2.100 vệ tinh đang hoạt động quay quanh hành tinh của chúng ta, theo số liệu từ Hiệp hội Công nghiệp Vệ tinh. Nếu 12.000 vệ tinh nữa được thêm vào chỉ riêng bởi SpaceX, “nó sẽ là một vấn đề lớn ở mọi thời điểm”, Jonathan McDowell thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard Smithsonian tiết lộ và cho biết thêm rằng vấn đề sẽ trở nên trầm trọng hơn vào những thời điểm nhất định trong năm và trong đêm. “Vì vậy, nó chắc chắn sẽ rất ấn tượng trên bầu trời đêm nếu bạn ở xa thành phố và ở một khu vực tối, đẹp; và nó chắc chắn sẽ gây ra vấn đề cho một số kiểu quan sát thiên văn chuyên nghiệp”.

Về phía tỷ phú Musk đã đưa ra nhiều phản hồi trong cuộc tranh luận trên Twitter với những thông điệp trái ngược nhau, cam kết tìm cách giảm độ phản xạ của vệ tinh nhưng cũng nói rằng chúng sẽ “không gây tác động nào đến những tiến bộ trong thiên văn học và kính viễn vọng dù sao cũng nên được đưa vào vũ trụ”. Ông cũng lập luận rằng công việc sẽ mang lại cho hàng tỷ người thiệt thòi về kinh tế khả năng tiếp cận đến Internet tốc độ cao qua mạng của ông và là điều tốt hơn cho cộng đồng.

GS Keel cho biết, ông rất vui khi Musk đề nghị xem xét các cách để giảm độ phản xạ của các vệ tinh trong tương lai, nhưng đặt câu hỏi tại sao vấn đề này chưa được giải quyết trước đây. “Có mọi lý do để tham gia cùng với các đồng nghiệp thiên văn radio của chúng tôi trong việc kêu gọi phản hồi “sớm” - GS Keel trao đổi - “Đó không chỉ là để bảo vệ lợi ích nghề nghiệp của chúng tôi mà còn là để bảo vệ bầu trời đêm cho nhân loại”.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.