Mỹ “lộ” siêu chiến đấu cơ

GD&TĐ - Không quân Mỹ dường như đang thử nghiệm các bộ phận và chế tạo các mô hình ban đầu của vũ khí siêu bí mật - máy bay ném bom tàng hình B-21 mới, một nền tảng được thiết kế để có thể đe dọa mục tiêu mọi lúc, mọi nơi trên thế giới.

Hình ảnh của B-21 được cho là ưu việt trong vòng nhiều thập kỷ tới.
Hình ảnh của B-21 được cho là ưu việt trong vòng nhiều thập kỷ tới.

Tuy vẫn có nhiều tranh luận về tiến độ phát triển của khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực phòng không hiện nay, máy bay ném bom mới được giới lãnh đạo cấp cao của không quân cho biết sẽ bao gồm một thế hệ vũ khí, cảm biến, công nghệ tấn công và ứng dụng tàng hình mới chưa từng có.

Trong khi thời gian chính xác của các giai đoạn cụ thể trong quá trình phát triển hệ thống vũ khí này tất nhiên là không được tiết lộ vì lý do bảo mật, B-21 về cơ bản là một chương trình “đen”, các nhà phát triển cấp cao đang chỉ ra những tiến bộ lớn ở thời điểm hiện tại khi nó đã vượt qua các thẩm định thiết kế quan trọng và tiến tới giai đoạn sản xuất.

Cựu chỉ huy Không quân Mỹ, Heather Wilson, đã tóm tắt một cách cụ thể về quá trình chế tạo máy bay trong một tuyên bố dạng văn bản được đưa vào Báo cáo thường niên của Không quân Hoa Kỳ 2018.

Wilson cho biết “chương trình B-21 đang đi đúng hướng khi nó chuyển từ giai đoạn thiết kế sang giai đoạn sản xuất và cuối cùng cũng sẽ đến giai đoạn thử nghiệm”.

Chương trình dường như hoàn toàn đi đúng hướng khi kế hoạch có máy bay hoạt động vào giữa năm 2020 vẫn không thay đổi sau nhiều năm. Không quân có kế hoạch mua ít nhất 100 siêu chiến đấu cơ này.

Báo cáo mua lại của không quân cũng có một vài chi tiết quan trọng khác. Mặc dù B-21 dĩ nhiên sẽ là một nền tảng vũ trang hạt nhân, báo cáo chỉ định mốc thời gian tích hợp vũ khí hạt nhân, cho biết sẽ có bằng chứng có thể triển khai hạt nhân trong vòng hai năm sau khi tuyên bố khả năng hoạt động ban đầu.

Đề cập đến vũ khí hạt nhân, tuy không chắc chắn nhưng B-21 có thể sẽ được trang bị tên lửa hành trình LRSO đang được phát triển. Báo cáo mua lại của không quân tuyên bố rằng, LRSO đang được thiết kế để tương thích với máy bay ném bom B-52 và B-21 Raider. Hơn nữa, báo cáo cho biết không quân sẽ có 1.000 vũ khí LRSO.

LRSO sẽ cung cấp một thành phần phóng từ trên không theo mong muốn hiện tại của Bộ Quốc phòng Mỹ để mở rộng khả năng bao bọc tấn công cho kho vũ khí hạt nhân của họ.

Một tên lửa hành trình được trang bị hạt nhân có khả năng tấn công các mục tiêu mà không thể tiếp cận được bởi một số máy bay tàng hình, đặc biệt với tốc độ phát triển ngày càng tăng cho phép các lực lượng phòng không hiện đại khả năng phát hiện phạm vi máy bay rộng hơn - bao gồm khả năng phát hiện một số máy bay ném bom tàng hình.

Do đó, trong trường hợp có một cuộc tấn công hạt nhân lớn vào Mỹ, một tên lửa hành trình hạt nhân phóng từ trên không có thể cùng với các tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm là một trong số ít vũ khí có thể trả đũa và hoạt động như một công cụ răn đe thiết yếu chống lại cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên.

LRSO sẽ được phát triển để thay thế Tên lửa hành trình phóng không AGM-86B hay còn được gọi là ALCM, hiện có thể khai hỏa được từ B-52. AGM-86B đã vượt xa tuổi thọ dự định của nó, theo các tuyên bố từ Không quân Mỹ.

Theo Foxnews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.