Về thăm làng rắn Lệ Mật

Về thăm làng rắn Lệ Mật

(GD&TĐ) - Một ngày đầu tháng Giêng, mưa xuân loang loáng trên đường, nhóm phóng viên chúng tôi đến thăm làng Lệ Mật - một làng ẩm thực rắn gia truyền nằm ở phía Tây đất Hà Thành.

Đình làng Lệ Mật. (Ảnh: gdtd.vn)
Đình làng Lệ Mật. (Ảnh: gdtd.vn)

Lệ Mật - Làng rắn truyền thống

Làng rắn Lệ Mật thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đến với làng rắn Lệ Mật, đập vào mắt chúng tôi là những ngôi nhà kiểu kiến trúc cổ, bên cạnh đó là những tấm biển hiệu “hoành tráng” với những cái tên hấp dẫn của nhà hàng rắn gia truyền với đủ các màu sắc.

c
Cụ Trần Như Rất – Phó ban di tích Đình làng. (Ảnh: gdtd.vn)

Chúng tôi tìm đến ngôi Đình làng mang tên Đình Lệ Mật. Cụ Trần Như Rất – Phó Ban di tích Đình làng Lệ Mật kể cho chúng tôi nghe về tích của làng: Vào năm 1043 công chúa con vua Lý Thái Tông đi du thuyền qua dòng sông Thiên Đức (Sông Đuống) vua Thủy Tề vừa gặp công chúa thấy công chúa là người có nhan sắc tuyệt đẹp bèn nổi sóng dữ dâng trào nước sông để cho thủy quái cướp mất công chúa. Vua Lý Thái Tông hạ chiếu ai vớt được ngọc thể công chúa sẽ được trọng thưởng. Công việc ấy không ai làm được chỉ duy có chàng trai Lệ Mật mới 16 tuổi dũng lực hơn người thạo nghề sông nước lặn xuống đáy sông giao chiến với thủy quái đưa được ngọc thể công chúa lên bờ.

Đức Vua khen là bậc đại tài ban thưởng 100 cân vàng, 100 tấn lụa và phong chức Thái giám nội thị tự khanh, nhưng người khước từ và dâng sớ xin Đức Vua ban cho mình đất còn hoang hóa ở phía Tây kinh thành Thăng Long, xưa là vườn Tây cấm phía sau chùa Bảo Tự nhà vua ưng thuận người đã đưa dân nghèo ở làng Lệ Mật và các làng lân cận sang khai hoang vỡ hóa lập thành 13 làng trại là: Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Đại Yên, Xuân Biểu, Công Yên, Vạn Phúc, Vĩnh Phúc, Liễu Giai, Cống Vị, Thủ Lệ, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh, Hào Nam. Nay là 8 phường trung tâm của quận Ba Đình một trại Hào Nam thuộc quận Đống Đa- Hà Nội, theo đạo lý của dân tộc Việt Nam “uống nước nhớ nguồn” hàng năm cứ đến ngày 23 tháng 03 âm lịch nhân dân thập tam trại lại trở về thăm quê nay là ngày lễ hội truyền thống. Nhân dân Lệ Mật, nhân dân thập tam trại lưu truyền qua các thế hệ bằng câu ca dao cổ: “Nhớ ngày hai ba tháng ba/Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê/ Kinh quán, cựu quán đề huề/Hồ tây cá nhảy đi về trong mây”.

l
Làng Lệ Mật giờ đây nổi tiếng với các món ẩm thực về rắn. (Ảnh: gdtd.vn)

Khu làng Lệ Mật là vùng chiêm trũng người dân ngoài nghề mò cua bắt ốc để mưu sinh còn có nghề bắt rắn để bán. Thấy bắt rắn có thể phát triển được nên người dân nối tiếp truyền từ đời này qua đời khác bằng nghề “bắt rắn” và “nuôi rắn”. Tất cả mọi người dân trong làng đã truyền dạy cho nhau cách bắt rắn.

Trải qua nhiều thời kỳ làng Lệ Mật được đô thị hóa ruộng vườn người dân bị thu hẹp lại, từ đó dần phai phôi đi nghề bắt rắn. Nhưng người dân vẫn duy trì bằng cách đi làm rắn thuê ở khắp nơi rồi từ những nhu cầu thực tế một số hộ đã chế biến thành những món ăn.

Qua tìm hiểu thì toàn bộ trong làng Lệ Mật  có đến hơn 1000 nghìn hộ dân thì trong đó có đến 40 nhà hàng rắn “gia truyền”.

R
Rắn trở nên gần gũi với người dân nơi đây. (Ảnh: gdtd.vn)

... Và ẩm thực “làng rắn”

Trao đổi với chúng tôi anh Nguyễn Văn Chiến là người con trai được thừa hưởng của tổ tiên để lại cho quản lý nhà hàng rắn gia truyền Nguyễn Văn Dực cho biết. “Làng nghề truyền thống rắn Lệ Mật có cách đây hơn 1000 năm, trước kia là nghề bắt rắn và nuôi rắn”. Từ năm 1990 mới biết chế biến thịt rắn, lúc đầu mới chỉ có một hai nhà thử thịt rắn bán rồi mọi người thấy mới lạ và đón nhận món ăn đó. Sau đó mới lan dần sang nhiều nhà.

Anh Nguyễn Tuấn Anh đang
Anh Nguyễn Tuấn Anh đang giới thiệu với phóng viên về con rắn này. (Ảnh: gdtd.vn)

Điều đặc biệt ở những nhà hàng “rắn” gia truyền, khách hàng đến thưởng thức về các món ăn về rắn thì cũng thưởng thức về không gian văn hóa. Như nhà hàng Nguyễn Văn Dực có ngôi nhà cổ trên 200 năm tuổi để du khách “chiêm ngưỡng” vẻ đẹp huyền bí của nó.

Về thăm làng rắn Lệ Mật ảnh 6
Ông Trương Bá Huân – Trưởng ban quản lí làng nghề truyền thống Lệ Mật. (Ảnh: gdtd.vn)

Rời nhà hàng Nguyễn Văn Dực chúng tôi lại sang nhà hàng Quê Hương, anh Nguyễn Tuấn Anh người quản lí nhà hàng cũng cho phóng viên biết: Anh kể về kỷ niệm không thể nào quên về cái duyên “sinh nghề, tử nghiệp” của mình. Cách đây khoảng 6, 7 năm trong một lần anh bắt cho khách xem chú rắn Hổ mang bành, trong lúc bắt giới thiệu cho khách, mọi người xung quanh hỏi chuyện anh chủ quan sơ ý đã bị chú rắn “đợp” một nhát vào ngón tay trỏ bên trái, phát hiện mình bị chú rắn cắn anh liền nhanh trí kê tay vào thớt chặt đứt luôn ngón tay vừa bị rắn cắn rồi “ga đô” cổ tay cho nọc độc không chạy vào cơ thể, sau đó người nhà đưa anh đến bệnh viện cấp cứu. Sau thời gian điều trị hơn 3 tháng anh mới trở lại bình thường nhưng ngón tay trỏ của anh thì vĩnh viễn ra đi. Trước đây chưa có y học tiến bộ thì ở làng cũng có một số người có thuốc lá chữa bệnh về rắn cắn bằng lá cây nhưng cũng có nhiều rủi ro, rồi biến chứng…do không hiệu quả bằng y học hiện đại nên nhiều người làng bị rắn cắn đều đến bệnh viện chữa.

Trao đổi với chúng tôi ông Trương Bá Huân – Trưởng ban quản lí làng nghề truyền thống Lệ Mật cho biết, làng rắn Lệ Mật là một thương hiệu “ẩm thực” chuyên về rắn không những nổi tiếng ở địa bàn Thủ đô và các vùng lân cận, mà còn được khắp mọi nơi đón nhận về đây thưởng thức.

Ngoài những yếu tố trên thì các hộ kinh doanh cũng đảm bảo về trật tự tại địa phương, đúng đến trước 23h đêm là các nhà hàng đóng cửa, mỗi nhà hàng cũng đều tạo nên những món ăn riêng cho nhà hàng của mình, không có chuyện cạnh tranh “thủ đoạn” lẫn nhau, gây mất đoàn kết nội bộ trong những hộ kinh doanh. Trong mỗi gia đình thì đều có bí quyết gia truyền riêng.

Minh Hằng-Nguyễn Vũ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.