CAESAR BƯỚC VÀO ĐỜI CỦA CLEOPATRA RA SAO?
Thời kỳ đó, xã hội Ai Cập cổ đại không chấp nhận chuyện đất nước để cho đàn bà cai trị, vì thế Cleopatra để cho người em trai mới 10 tuổi là Ptolemy XIII lên cùng cai trị đất nước với bà. Nhưng một thời gian ngắn sau khi lên nhiếp chính cùng chị, vua Ptolemy XIII khi nhận được lời ton hót của cận thần, đã trở mặt và quay sang chống lại chị mình khiến cho Cleopatra cực chẳng đã phải rời khỏi đất nước và chạy tới Syria vào năm 49 TCN.
Ở Syria, Cleopatra nuôi mộng phục thù, đoạt lại vương quyền nên bà đã bí mật tuyển một đội lính đánh thuê, và khi quay lại Ai Cập, bà đã thách thức sức mạnh của người em trai mình tại rìa phía Đông của đất nước. Đây cũng là thời điểm mà người tình Julius Caesar bước vào cuộc đời của nữ hoàng Cleopatra. Khi Caesar hành binh đến La Mã để đối phó với quân đội của Pompey Đại Đế trong sự kiện được biết đến là Cuộc nội chiến Đại La Mã, Pompey đào tẩu sang Hy Lạp nhưng lại bị đánh bại bởi lực lượng của Caesar trong Chiến địa Pharsalus vào năm 48 TCN. Pompey lập mưu trốn thoát khỏi cuộc chiến này và lên đường sang Ai Cập để cầu viện.
Mặc dầu vậy, tin tức về cuộc chiến đã đi trước Pompey Đại Đế, và người Ai Cập – những người này đã nhìn thấy dấu hiệu của vị hoàng đế hết thời khi các vị thần ủng hộ Caesar hơn Pompey – đã bày mưu giết hại Pompey. Caesar rượt theo Pompey đến Ai Cập, khi đến Ai Cập, viên dũng tướng đã nhìn thấy chiến lợi phẩm là thủ cấp của Pompey đang chờ sẵn. Caesar bày tỏ sự phẫn nộ khi bị người khác phỗng tay trên kẻ thù của mình và kẻ mà viên dũng tướng muốn đánh là vua Ptolemy XIII, đồng cai trị Ai Cập cùng với Cleopatra.
Theo trang web Ai Cập cổ đại trực tuyến thì dĩ nhiên Cleopatra không công khai chống lại Caesar mà muốn lợi dụng viên dũng tướng này để tiêu diệt đối phương gây bất lợi cho bà (Ptolemy XIII). Cleopatra dàn xếp một buổi gặp mặt với Caesar, giai thoại kể rằng Cleopatra khỏa thân và nằm trong tấm thảm được cuộn tròn, sau đó tùy tùng đưa “tấm thảm” đến tặng Caesar, dù các sử gia tin rằng có thể Cleopatra đeo mạng che mặt và khi đến gặp Caesar, nữ hoàng đã vén nó lên.
Dù dòng dõi của Cleopatra là hậu duệ của Alexander Đại Đế hay phẩm chất cao quý của bà thì mối tình của cặp đôi Cleopatra và Caesar chỉ duy trì trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Dần dà Caesar rời ra khỏi vị trí của mình sau cái chết của Pompey Đại Đế, còn Cleopatra được củng cố địa vị cai trị cùng với người em trai Ptolemy XIII.
Lẽ tất nhiên, Ptolemy XIII bằng mặt mà không bằng lòng và một cuộc chiến dữ dội đã xảy ra sau đó, cuối cùng đội quân của Ptolemy tử trận vô số trước liên minh Caesar - Cleopatra. Vua Ptolemy XIII buộc phải trầm mình trong cuộc chiến, nữ hoàng Cleopatra sống sót với cái thai có với Caesar. Người em trai của Caesar là Ptolemy XIV trở thành đồng cai trị với Cleopatra, bản thân viên dũng tướng kết hôn với nữ hoàng Ai Cập theo phong cách Ai Cập (dù cuộc hôn nhân này không được công nhận ở La Mã vì Caesar từng có một đời vợ trước, và theo luật La Mã việc cưới người ngoại quốc là phạm luật). Không lâu sau đám cưới với Cleopatra, Caesar quay trở lại La Mã.
SỐ PHẬN NGƯỜI CON TRAI CỦA CLEOPATRA
Cleopatra không nổi tiếng ở Alexandria và nữ hoàng dựa vào lực lượng quân đoàn La Mã hùng mạnh để bảo vệ cho bà. Một năm sau đó, Cleopatra sinh hạ một người con trai mà bà có với Caesar, đứa bé được đặt tên là Caesarion. Sau đó, hai mẹ con rời Ai Cập đến La Mã.
Cũng không rõ hai vợ chồng Caesar và Cleopatra có đoàn tụ hay không trong thời gian nữ hoàng Cleopatra ở La Mã, nhưng có một thực tế là Caesar không phủ nhận quan hệ huyết thống giữa hai cha con họ. Trong số đám con của Caesar thì chỉ có Caesarion là con trai duy nhất. Khi Caesar bị ám sát chết, Cleopatra và con trai Caesarion quay trở lại Ai Cập. Caesarion cùng cai trị Ai Cập với mẹ đẻ Cleopatra vào năm 44 TCN sau cái chết của người em trai/em trai/chồng Ptolemy XIV (có lời đồn đại cho rằng Cleopatra đã bí mật cho người đầu độc vị vua này nhằm tham vọng đưa con trai Caesarion lên ngai vàng, theo Bách khoa thư lịch sử cổ đại) và hai mẹ con luôn bên nhau cho đến ngày Cleopatra băng hà vào năm 30 TCN.
Trong suốt 14 năm cai trị bởi Cleopatra, xã hội Ai Cập tương đối ổn định và thịnh vượng, bà đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của một trong những lãnh tụ La Mã mới: Mark Antony. Cuối cùng Cleopatra và Mark Antony kết hôn, họ có với nhau 3 mặt con, dù Antony thực sự đã có một đời vợ trước là phu nhân Octavia, bà này là em gái của lãnh tụ chính trị đối lập Octavian, như là một cách củng cố sức mạnh của Antony ở La Mã. Vào năm 34 TCN, Antony “hiến tặng” Alexandria (một trong số các lãnh thổ của La Mã) cho gia đình nhà vợ phía Ai Cập.
Trong suốt nghi lễ đám cưới, Caesarion được đặt tên hiệu là “Thiên đế”, bản thân Cleopatra được đặt tên hiệu là “Hậu đế”. Mark Antony cũng đặt tên là Caesarion (mà chính thức là con trai của Julius Caesar). Lãnh tụ La Mã - Octavian tức giận cành hông bởi những hành động của Mark Antony và triều đình Ai Cập. Ông ta bắt đầu khuấy động sự bất đồng chính kiến ở La Mã chống lại Mark Anthony và Cleopatra, yếm trá nói xấu Cleopatra là “tham nhũng” và thao túng Mark Antony để ông này đưa vợ làm nữ hoàng La Mã.
Năm 32 TCN, Viện nguyên lão La Mã tuyên chiến chống Cleopatra, bằng cách sử dụng sự ảnh hưởng của nữ hoàng Ai Cập đối với Mark Antony và xây dựng một chiến dịch tuyên truyền chống La Mã để biện minh cho hành động chiến tranh. Sức mạnh quân sự của Cleopatra và Antony ngày một yếu thế trong cuộc chiến chống La Mã khi Caesarion đến tuổi trưởng thành. Khoảng năm 30 TCN, lãnh tụ Octavian xâm lược Ai Cập, Mark Antony thân chinh ra trận chống lại bố vợ. Cleopatra do lo sợ cho tính mạng của con trai Caesarion nên bà đã giấu vị vua này ở một nơi nào đó với rất nhiều của cải và tài vật nhằm giúp cho người này có thể sống sung sướng cả đời. Vào cái ngày
Octavian tiếp quản kinh thành Alexandria, Mark Antony dùng kiếm quyên sinh. Vài ngày sau đó, nữ hoàng Cleopatra cũng kết liễu đời mình để tránh bị đem tới La Mã như một “chiến lợi phẩm” của Octavian. Mặc dù vua Caesarion trên danh chính ngôn thuận là người cai trị cuối cùng của Ai Cập cho đến khi ngài bị bắt giữ và chết chỉ vài tuần sau khi mẹ đẻ tự vẫn, thế nhưng thực sự thì cái chết của nữ hoàng Cleopatra cũng là hồi cáo chung cho sự sụp đổ của triều đại các vua Ai Cập.