Về bức tranh phá kỷ lục của Leonardo da Vinci

GD&TĐ - Một bức tranh hơn 500 năm tuổi vẽ chúa Jesus trong trang phục thời Phục hưng, một tay giơ cao ban ơn, một tay cầm quả cầu pha lê được tin là của danh họa Leonardo da Vinci (1452 -1519) theo giám định của các chuyên viên hội họa vừa được bán tại New York với giá kỷ lục 450,3 triệu USD, cao gấp 2,5 lần bức tranh lập kỷ lục trước đó và cách biệt “không tưởng” so với lần bán đầu tiên có giá chỉ… 59 USD!

Không khí hưng phấn bên trong phòng đấu giá
Không khí hưng phấn bên trong phòng đấu giá

Kỷ lục của mọi thời

Có tên Salvator Mundi (Saviour of the World) và thuộc số chưa đầy 20 bức tranh được phát hiện cho đến thời điểm này của Da Vinci, bức tranh cũng lập kỷ lục về giá bán cao nhất của một tác phẩm hội họa trong lịch sử nghệ thuật.

Thành tích này đã làm sôi sục phòng đấu giá của nhà đấu giá Christie với những tiếng hò reo và vỗ tay. Đây cũng là thời khắc lịch sử cho hội họa thế giới. Chỉ có một bức tranh của Da Vinci thuộc bộ sưu tập tư nhân, bức Salvator Mundi được vẽ khoảng năm 1505. 400 triệu USD là giá cuối cùng đưa ra, nếu cộng thêm chi phí cho công ty đấu giá, người mua nặc danh phải trả 450,3 triệu USD.

Cuộc đấu giá diễn ra cả trên điện thoại chỉ kéo dài gần 20 phút. 400 triệu USD cao gấp 4 lần giá kỳ vọng. Điều thú vị nữa là năm 1958, bức tranh Salvator Mundi phủ dưới những lớp sơn bảo quản 2 màu đen trắng được bán đấu giá tại London với giá cao nhất chỉ có… 59 USD! Lý do?

Người ta tưởng rằng do một học trò của Da Vinci vẽ hoặc bản copy. Điều bất ngờ nữa là ngay bây giờ không phải ai cũng tin đó là tranh của Da Vinci, bất chấp việc nhiều bậc thầy hội họa khẳng định như thế vào năm 2011 và đưa bức tranh về đúng giá trị của nó.

Salvator Mundi tại phòng đấu giá

Trên trang web Vulture.com, nhà phê bình hội họa Jenny Saltz cho rằng bề mặt bức tranh không sinh động, quá láng do chùi rửa và sơn lại nhiều lần khiến nó bị pha trộn giữa cũ và mới. “Theo tôi, ai mua về bức tranh này chỉ nên treo trên tường nơi ở của mình hay… cất trong kho là tốt nhất!” – ông nói.

Nhưng Christie’s khẳng định bức tranh là tác phẩm của Da Vinci, đã được giám định cẩn thận và là “phát hiện lớn nhất của một họa phẩm bị mất tích trong thế kỷ 20”.

Năm 2005, khi Salvator Mundi xuất hiện trở lại, nó đã tạo ra cơn sốt trong thế giới nghệ thuật như “một tác phẩm thất lạc của Leonardo”. Dù “lý lịch” không đầy đủ và rõ ràng như bức tranh Mona Lisa vẽ cùng lúc, Salvator Mundi vẫn thu hút rất nhiều người xem trong những cuộc trưng bày trước đấu giá tại London, Hong Kong và San Francisco.

Trong cuộc đấu giá mùa thu tại New York, Christie ra giá khởi điểm 100 triệu USD cho Salvator Mundi tại buổi đấu giá “các tác phẩm hậu chiến và đương đại”. Người bán là công ty gia đình của tỉ phú Nga Dmitry E Rybolovlev, người mua lại bức tranh vào năm 2013 với giá 127,5 triệu USD theo kiểu giao dịch riêng tư chứ không đấu giá công khai.

Vẫn còn nghi ngờ nguồn gốc của bức tranh

Được Vua Louis XII của nước Pháp đặt vẽ vào sau năm 1500, bức tranh sơn dầu 26 inch x 18 inch sau đó thuộc quyền sở hữu của Vua nước Anh Charles I và được treo tại các cung điện Hoàng gia. Bức tranh mất tích vào cuối thế kỷ 18.

Khi Salvator Mundi xuất hiện trở lại trong cuộc đấu giá năm 1958, nó được xem là bản copy do học trò của Da Vinci vẽ và được bán với giá… 59 USD! Năm 2005, một số nhà buôn tranh chung tiền mua lại nó với giá chưa tới 10.000 USD trong tình trạng bảo quản tồi và đã sơn lại.

Họ quyết định phục chế bức tranh và đem đi giám định. Tiến sĩ Tim Hunter, chuyên viên về những bậc thầy hội họa (Old Master) và tranh thế kỷ 19 khẳng định “tìm thấy lại bức Salvator Mundi là khám phá lớn nhất của thế kỷ 21”.

Bức tranh trải qua cuộc “phẫu thuật” lớn vì bộ khung làm bằng cây óc chó của nó bị mọt ruỗng và có những nơi bị nứt. Hậu quả phục chế là để lại các vệt xước trên tranh.

Bức tranh có giá bán cao nhất trong lịch sử hội họa thế giới trước đó là bức Women of Algiers của danh họa Picasso, bán được 179,4 triệu USD (kể cả phí đấu giá).

Tiếp theo là bức tranh sơn dầu Nu couché, (vẽ năm 1917-1918) của họa sĩ Ý Amedeo Modigliani với giá 170,4 triệu USD. Sau đó là bức phấn màu The Scream (1895) của Edvard Munch với giá 119,9 triệu USD, bức tranh sơn dầu Garçon a la Pipe (1905) của Pablo Picasso với giá 104,1 triệu USD, bức sơn dầu Portrait of Dr. Gachet (1890) của Vincent van Gogh với giá 82,5 triệu USD, bức tranh sơn dầu Benefits Supervisor Resting (1994) của Lucian Freud với giá 56,1 triệu USD.

Kỷ lục mới đã làm hài lòng tỉ phú Nga Dmitry Rybolovlev. Salvator Mundi là tranh bán giá cao nhất trong đợt bán đấu giá tranh mùa thu 2017 của thế giới hội hoạ khi hai nhà đầu giá hàng đầu thế giới Christie’s và Sotheby’s hy vọng sẽ bán được tổng số 1 tỉ USD từ tranh.

Về bức tranh phá kỷ lục của Leonardo da Vinci ảnh 2Về bức tranh phá kỷ lục của Leonardo da Vinci ảnh 3Về bức tranh phá kỷ lục của Leonardo da Vinci ảnh 4Về bức tranh phá kỷ lục của Leonardo da Vinci ảnh 5Về bức tranh phá kỷ lục của Leonardo da Vinci ảnh 6
Theo The New York Times và Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.