Vào hệ dân sự các trường An ninh – Quốc phòng có phải sơ tuyển?

GD&TĐ - Nhiều bạn đọc có hỏi đăng ký xét tuyển vào hệ dân sự của một số trường trong lực lượng Quân đội và Công an có phải qua sơ tuyển không? Bạn đọc Ducanhnguyen… @gmail.com hỏi: Năm nay, em xét tuyển vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhưng nếu không trúng tuyển thì có được chuyển nguyện vọng xét tuyển sang Học viện Kỹ thuật Quân sự (Bộ Quốc phòng) hệ dân sự không?

Vào hệ dân sự các trường An ninh – Quốc phòng có phải sơ tuyển?

Hộp thư tuyển sinh xin trả lời:

Theo quy định riêng về tuyển sinh của các trường thuộc khối An ninh – Quốc phòng thì những thí sinh nào đăng ký dự thi vào các trường trong lực lượng này, nằm trong chỉ tiêu tuyển quân của lực lượng đều phải qua các vòng sơ tuyển theo đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, tư cách đạo đức và phẩm chất chính trị đối với lực lượng này.

Với câu hỏi của thí sinh chuyển nguyện vọng sau vào hệ dân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự (Bộ Quốc phòng) thì không phải qua sơ tuyển. Tuy nhiên, các bạn cần tham khảo về chỉ tiêu và yêu cầu xét tuyển của các ngành học ở trường này có phù hợp với các môn của Kỳ thi THPT quốc gia mà bạn thi không.

Học sinh các trường THPT Trần Phú (tỉnh Quảng Ninh), THPT Nguyễn Khuyến (tỉnh Nam Định)… có hỏi thông tin về việc trên các phương tiện thông tin đại chúng dự báo sẽ thừa nhân lực lĩnh vực tài chính - ngân hàng trong thời gian tới. Vậy tại sao các trường không cảnh báo điều này với thí sinh và nếu theo học có sợ khó xin việc so với các ngành học khác?

Hộp thư tuyển sinh xin trả lời:

Những cảnh báo về bất hợp lý trong đào tạo được các cơ quan quản lý giáo dục đưa ra hoàn toàn có cơ sở. Còn các nhà trường, đúng là họ cũng nhìn nhận vấn đề này, nhưng việc đào tạo của họ lại phụ thuộc vào nhu cầu người học. Hiện nay, tâm lý chung của xã hội vẫn nặng về các ngành học tài chính – ngân hàng, trong khi mức cầu cho nhân lực ở lĩnh vực này đang giảm.

Trước khi làm hồ sơ đăng ký dự thi, bạn nên cân nhắc kỹ, năng lực và thiên hướng nghề nghiệp của mình để đưa ra lựa chọn thích hợp. Chắc chắn là trong tương lai gần, xin việc ở lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ khó khăn hơn nhiều so với các ngành khoa học cơ bản.

Thí sinh nhiều trường học ở các tỉnh miền núi phía Bắc hỏi: Nếu đã trúng tuyển vào các trường đại học ở Hà Nội, nay thay đổi nguyện vọng chuyển về học ở các trường đại học ở địa phương có được không?

Hộp thư tuyển sinh xin trả lời:

Theo như quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ đã ban hành sẽ cho phép mỗi thí sinh được nộp hồ sơ xét tuyển vào tối đa 2 trường ở đợt 1, mỗi trường tối đa 2 ngành. Việc xét tuyển ở 2 trường sẽ thực hiện độc lập nhưng trong mỗi trường thứ tự nguyện vọng được xét ưu tiên. Khi đăng ký 2 ngành của 1 trường, thí sinh sẽ được xét ngành ở nguyện vọng 1 trước, nếu không trúng tuyển mới xét đến ngành thứ 2.

Như vậy, nếu nộp tối đa 2 trường với 4 ngành, thí sinh có thể trúng tuyển tối đa 2 ngành ở đợt 1. Cũng theo quy định mỗi thí sinh chỉ được cấp 1 giấy chứng nhận kết quả thi bản gốc. Khi nhận được giấy báo trúng tuyển, thí sinh chỉ được nhập học vào 1 ngành ở 1 trường.

Với trường hợp của bạn nếu đã trúng tuyển vào một trường đại học nào đó ở Hà Nội nhưng với điều kiện bạn không làm thủ tục nhập học, thì bạn vẫn có thể tham gia xét tuyển ở nguyện vọng bổ sung là trường đại học nào đó ở địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.