Văn minh hóa việc ly hôn

Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa, quan niệm hôn nhân và gia đình tại đại lục thay đổi rất sâu sắc, tiêu chí quan trọng của nó là thái độ đối với ly hôn khác trước.

Văn minh hóa việc ly hôn

Trước kia, ly hôn được coi là “việc xấu”, áp lực xã hội rất lớn, cho nên vợ chồng dù không còn tình cảm cũng phải tiếp tục chung sống; ngày nay, người ta không coi việc ly hôn nghiêm trọng như vậy, rất nhiều người dám đề ra ly hôn với lý do “tình cảm không hợp nhau”. Tỉ lệ ly hôn tăng lên nhiều so với trước cải cách, điều này càng rõ rệt ở thành thị.

Theo nhà nghiên cứu Đàm Đại Chính, con số tuyệt đối về các vụ kiện ly hôn toàn Trung Quốc tăng lên chiếm hơn một nửa tổng số các vụ án dân sự. Năm 1980: Hơn 27 vạn vụ; năm 1981: Hơn 34 vạn vụ; năm 1994: 98,1 vạn vụ; năm 1995: Con số ly hôn cả nước đến 1 triệu 55 vạn đôi. Tỉ lệ ly hôn ở 3 thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu (so sánh số ly hôn với số kết hôn) mỗi năm tăng mạnh khoảng 3 - 5%, bên nữ là nguyên đơn chiếm hơn 60%. Có người than rằng: “Lòng người không còn xưa cũ, thói đời càng tệ hơn”. Trước cải cách mở cửa, tỉ lệ ly hôn thấp, phải chăng có nghĩa là đạo đức cao hơn?

Trong cuộc tọa đàm đạo đức tình dục năm 1986 do tạp chí Hôn nhân và Gia đình tổ chức, Quách Hoa (Sở Nghiên cứu khoa học sự sống Bắc Kinh) phát biểu: 60% số gia đình Trung Quốc không có tình yêu mà do những nhân tố ngoài tình yêu duy trì.

Do tình trạng kinh tế, chính trị, văn hóa và tâm lý xã hội Trung Quốc hiện nay, sự tách rời tình yêu và hôn nhân đó không gây nên sự giải thể hàng loạt gia đình, “con tim tan nát và gia đình nguyên vẹn” sẽ là hiện tượng tiếp tục tồn tại trong một giai đoạn lịch sử từ nay về sau. Quách Hoa còn nói: Đã tồn tại hôn nhân không có tình yêu thì tất nhiên cũng sinh ra tình yêu không có hôn nhân (như yêu nhau ngoài hôn nhân). Xét từ quan điểm trên, tỉ lệ ly hôn gia tăng có nghĩa là chất lượng hôn nhân được nâng lên nhiều.

Ly hôn là sản phẩm của phát triển kinh tế, tiến bộ giáo dục và địa vị phụ nữ được nâng cao. Cùng với tỉ lệ ly hôn tăng, ly hôn văn minh hơn cũng đã thành một loại xu thế xã hội. Nó chứng tỏ kiện tụng ly hôn kiểu chiến tranh lâu dài trước kia ngày càng ít, ly hôn thỏa thuận ngày càng nhiều. Còn xuất hiện ngày càng nhiều phương thức ly hôn thỏa thuận, dần dần trở thành trào lưu chính trong hiện tượng ly hôn, chứng tỏ vấn đề ly hôn ngày càng trí tuệ, văn minh.

Tháng 5.1991, Nhật báo Giải phóng Thượng Hải có một bài viết rằng: “Đến xem, nghe tại một số phòng đăng ký kết hôn, càng cảm thấy tầm nhìn mở rộng. Có vợ chồng đi xe đạp đến làm thủ tục ly hôn, anh giúp chị để xe đạp, khi nộp lệ phí 2 bên tranh nhau mở ví; khi nói đến phân chia tài sản, phần lớn nam nữ đều tỏ thái độ nhường nhịn, đều nghĩ đến “thuận lợi cho con cái”. Có đôi còn mời nhau đi ăn một “bữa cơm chia tay”, có người đi ra tiệm ảnh chụp một pô hình ghi lại thời khắc chia tay”.

Theo Đàm Đại Chính, dù tỉ lệ ly hôn tăng, ly hôn thỏa thuận đã trở thành xu thế, trong quá trình đó không tránh khỏi có một bộ phận nhỏ do tình yêu không nghiêm túc, kết hôn vội vàng, có người vì mục đích đi ra nước ngoài, đã lạm dụng ly hôn thỏa thuận, nhưng nhìn chung tỉ lệ ly hôn tăng đồng thời với sự phát triển kinh tế và sự nâng cao địa vị phụ nữ, nhất trí với bước đi của thế giới. Điều này đã trở thành một sự kiện đánh dấu trào lưu văn hóa tính dục của Trung Quốc thời nay.

Theo Lao Động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.