1. Tuổi thanh xuân
Tuổi thanh xuân được sáng tác bởi nhóm biên kịch của Việt Nam và Hàn Quốc, với lối kể chuyện hấp dẫn, lời thoại súc tích tạo tiết tấu nhanh và kết thúc mỗi tập đều tạo ra những tính huống gay cấn.
Nội dung phim khai thác đời sống, tâm lý những người trẻ tuổi đầy ắp đam mê và ước mơ, với tương lai rực rỡ trải rộng trước mắt, phim cũng gắn kết những nét đẹp về văn hóa và đời sống cả 2 nước Việt - Hàn.
Không chỉ xoay quanh những đam mê, ước mơ, tình bạn, tình yêu của thanh niên thời nay, Tuổi thanh xuân còn đặc biệt đề cập đến vấn đề gây nhiều tranh cãi gần đây: fan Kpop - theo cách có vẻ chân thực và tích cực hơn.
Nhân vật chính do Nhã Phương đảm nhận là Linh - một fangirl Kpop, từ tình yêu với thần tượng mà nỗ lực và thành công đến được Hàn Quốc để du học.
Từ đó, Linh gặp được những người có ý nghĩa trong thời thanh xuân và cuộc đời mình. Cốt truyện này được các fan Kpop ủng hộ nhiệt liệt.
Bởi nhiều người đang có ác cảm về fan Kpop do những thông tin tiêu cực xuất hiện nhan nhản trên báo đài, nhưng thực tế tình cảm đối với thần tượng cũng là nguồn động lực không nhỏ đối với nhiều bạn trẻ, giúp các bạn thêm tự tin theo đuổi ước mơ - như cô bạn Linh trong phim.
2. Đam mê nghiệt ngã
Dàn diễn viên chính gồm Ông Tín, Bà Én (Lê Bình, Diệu Đức) sau những tập đầu khá “im lặng” nay dần khẳng định vai trò quan trọng của mình qua những chuyển tiến mới của bộ phim.
Mạch phim nhanh với những thay đổi rõ rệt trong tính cách của từng nhân vật cùng với những tình huống bất ngờ khiến người xem bỡ ngỡ “há hốc mồm”, Đam mê nghiệt ngã cứ thế gây thiện cảm cho khán giả sau từng tập phát sóng. Với nội dung chuyển biến không ngừng, Đam mê nghiệt ngã đang là món ăn tinh thần chất lượng được khán giả đánh giá rất cao.
Chia sẻ về bộ phim, đạo diễn Nguyễn Minh Chung cho biết: “Trong tất cả các phim tôi thực hiện từ trước đến nay, Đam mê nghiệt ngã là bộ phim tôi tâm đắc nhất vì kịch bản phim quá hay. Bản thân tôi đã bị kịch bản phim cuốn hút từ đầu đến cuối.
Tôi đang rất nóng lòng chờ đến ngày phim phát sóng và mong muốn xem phản ứng của khán giả với bộ phim sẽ ra sao. Nhưng với một kịch bản hấp dẫn như vậy, tôi luôn có lòng tin rằng khán giả cũng sẽ đón nhận và yêu thích bộ phim”.
3. Dấu chân du mục
Cảnh quay hoang dã chính là điểm thu hút khán giả xem phim
Bộ phim truyền hình đầu tiên sản xuất tại Việt Nam với những thước phim lãng mạn về cuộc sống du mục trên sa mạc. Phim xoay quanh nhân vật Sơn (diễn viên Linh Sơn) – một chàng trai có một tuổi thơ bất hạnh. Bị nghi ngờ ăn cắp vàng nên Sơn trốn tới sa mạc để tránh khỏi sự truy sát của chủ mỏ vàng. Tại đây, Sơn được ông Mộc cho tá túc và nhận làm con nuôi.
Sơn cảm mến Hoa - người con gái câm của ông Mộc (Lê Bê La). Giữa mảnh đất khô cằn của gió, của cát, tình yêu họ nảy nở gan góc như những nụ xương rồng.
Trớ trêu thay, khi Sơn muốn thu mình bình yên bên tình yêu với người con gái câm và đàn gia súc thì đám côn đồ không ngừng quấy phá cuộc sống của anh.
Sơn vô tình biết được người anh thất lạc của mình là Thất – đang là cảnh sát hình sự. Hai anh em giờ đây lại trong cảnh đối đầu nhau khi đặt ở tình thế éo le cảnh sát – tội phạm.
Khán giả bị thu hút vô cùng bởi những màn đấu trí giữa lực lượng cảnh sát và tên tội phạm nguy hiểm tại sa mạc rộng lớn. Tình tiết nhanh gọn được xử lý rất logic tạo sự hấp dẫn qua từng tập phim.
4. Vừa đi vừa khóc
Vũ Ngọc Đãng từng tâm sự, anh rất tâm đắc với kịch bản phim Vừa đi vừa khóc. Phải mất nhiều năm anh mới hoàn thành kịch bản này và cùng êkíp bắt tay vào thực hiện.
Với sự ấp ủ như thế, nhiều người mong đợi bộ phim mang đến luồng gió mới từ vị đạo diễn làm nên các phim hút người xem như: Tuyết nhiệt đới, Ngôi nhà hạnh phúc, Bỗng dưng muốn khóc...
Không những thành công về mặt thương mại, Vừa đi vừa khóc còn khiến khán giả thích thú với những góc quay cực bắt mắt và độ nhạy bén vì bắt kịp những từ khóa mang tính “thời sự” như: “yêu không tiền cạp đất mà ăn”, “chia tay phải đòi quà”…. Tuy có nhiều ý kiến khen chê trái chiều, nhưng cứ mỗi tập trôi qua, rating Vừa đi vừa khóc lại tăng lên liên tục.
Dẫu vậy, bất chấp tình huống phim phi lý, dễ dãi, mô-típ truyện không mới, Vừa đi vừa khóc vẫn thu hút nhiều người theo dõi trên sóng truyền hình lẫn xem lại qua mạng Internet.
Đến nay, có hơn 500.000 lượt khán giả vào xem tập đầu tiên của bộ phim này trên Youtube. Với các tập phim còn lại, lượng xem qua mạng dao động trung bình từ 200.000 đến hơn 300.000 lượt người xem.
Không quá khó để lý giải cho sự thu hút này. Phim Vũ Ngọc Đãng thường được xây dựng trên công thức: nội dung nhẹ nhàng, vui tươi, đơn giản, dễ hiểu, đề cao yếu tố hài hước và tính giải trí . Phim thường quy tụ hàng loạt diễn viên trẻ đẹp, cảnh quay, góc máy trau chuốt, âm nhạc hay...
Nếu xem Vừa đi vừa khóc ở góc độ một phim hài hước, lãng mạn, tình cảm, khán giả vẫn có thể bỏ qua những hạt sạn để chờ đợi những phút giải trí thoải mái bên các nhân vật.
5. Bão qua làng
Dành nhiều sự yêu mến của khán giả VTV trên kênh giờ vàng không thể không kể tới bộ phim Bão qua làng, một tác phẩm đạo diễn Lê Mạnh.
Phim chỉ đơn giản xoay quanh cuộc sống của những người nông dân chân lấm tay bùn, những giọt mồ hôi rơi xuống ruộng cày đang từng ngày bị quy hoạch, những nụ cười còn dở dang khi làng xã vội đổi thay.
Phim có đề tài đơn giản tới vậy nhưng khán giả vẫn yêu thích đến lạ! Chuyện xoay quanh làng Đợi đang rạo rực chuẩn bị bầu trưởng thôn mới, nhà nhà tranh cử, người người quà cáp nhưng chức trưởng thôn mới lại về tay bác Lộc (NSƯT Quốc Khánh).
Có ai ngờ đâu một người được cả làng tung hô “Nhà thơ con cóc” vô tư, hay giúp đỡ hàng xóm... lại đột nhiên trở nên có vai vế tầm cỡ nhất làng. Bên cạnh đó, câu chuyện của vợ chồng Lận Đận khốn khổ vì bị tịch thu đất làm vườn với giá bèo bọt cũng cuốn hút khán giả vào bộ phim.
Trong Bão về làng, Quốc Khánh đóng vai Lộc, một nhà báo nửa mùa, chuyên nhận sửa chữa vặt miễn phí cho dân làng. Vợ bỏ đi nước ngoài, Lộc sống với người cha già 80 tuổi.Bộ phim về làng quê Việt Nam với đề tài không mới nhưng nhận được nhiều tình cảm của khán giả. Đâu ai biết rằng, khi những ngọn đèn cầy được thay bằng những ánh đèn điện, khi giá trị của đồng tiền được đề cao hơn tình làng nghĩa xóm thì cơn bão chuyển dịch kinh tế, cơn bão thu hồi đất… cũng làm phai màu đi sắc xanh bình dị của những khóm tre làng.
Đạo diễn Trần Quốc Trọng chia sẻ, câu chuyện của Bão về làng chỉ diễn ra trong phạm vi ngôi làng bé nhỏ, nhưng những va chạm, xung đột, tệ nạn xảy ra không chỉ là "cơn bão" qua làng mà hoàn toàn có thể biến thành "lốc xoáy", tiếp tục quét qua nhiều làng khác.
Nó sẽ tàn phá các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống nếu không có những người lãnh đạo có trách nhiệm với dân như trưởng thôn Lộc.