Những hoa hậu tài sắc vẹn toàn trong làng báo thế giới

Không chỉ Việt Nam, làng báo thế giới chứng kiến nhiều nữ nhà báo chinh phục vương miện hoa hậu bằng cả nhan sắc và trí tuệ của mình.

Những hoa hậu tài sắc vẹn toàn trong làng báo thế giới
Keyword đầu tiên có dấu
 
Laura Gooderham là phóng viên của Telegraph từ 9/2016

Tài sắc vẹn toàn

Còn nhớ, tháng 4/2017, Laura Gooderham - nữ phóng viên của tờ Grimsby Telegraph (Anh) được tòa soạn cử đi tác nghiệp tại vòng tuyển chọn thí sinh cho cuộc thi Miss Grimsby 2017 đang được tổ chức tại Grimsby, cách Thủ đô London, Anh khoảng 185 dặm về phía Bắc.

Trong khi Laura đang miệt mài chụp ảnh và phỏng vấn các thí sinh thì Millie Margetts - người từng 3 lần chiến thắng cuộc thi sắc đẹp tại địa phương, một trong các giám khảo của cuộc thi đã để ý đến cô.

Millie lập tức lại gần nữ phóng viên và hỏi tại sao Laura không nghĩ đến chuyện trở thành một thí sinh trong cuộc thi. Millie thậm chí còn quả quyết rằng một nhan sắc như Laura nhất định không thể bỏ qua cơ hội này.

Laura thừa nhận, ban đầu cô cảm thấy rất bối rối và miễn cưỡng bởi tham gia một cuộc thi nhan sắc là việc cô hoàn toàn chưa bao giờ nghĩ tới.

Cô luôn quan niệm rằng các cuộc thi sắc đẹp là phân biệt giới tính, lỗi thời và dựa trên những ý tưởng hời hợt. Tuy nhiên, sau rất nhiều cổ vũ từ bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt khi biết cuộc thi nhằm quyên góp tiền cho Quỹ từ thiện Beauty with apurpose, Laura quyết định ghi danh.

Ngoài ra, đa số đồng nghiệp của cô tin rằng việc tham gia cuộc thi chắc chắn sẽ khiến một người hay e dè như Laura thêm tự tin.

Và Laura đã vượt qua rất nhiều thí sinh để đăng quang hoa hậu, đồng thời giành một vé tham dự cuộc thi hoa hậu Anh năm 2017 trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người, trong đó có bản thân cô.

Giám khảo Millie Margetts miêu tả Laura như “cô hàng xóm dễ thương”, vẻ đẹp của Laura cũng là những gì cuộc thi Hoa hậu Anh đang tìm kiếm.

“Chiến thắng của Laura chứng minh rằng, vẻ đẹp không phải là do bạn trang điểm ra sao mà là cho mọi người thấy được con người thật của mình. Cô ấy sẽ làm được nhiều việc trong sự nghiệp làm từ thiện. Cô ấy cũng sẽ thể hiện rõ cái đẹp đích thực ở trước công chúng”, Millie chia sẻ.

Tuy nhiên, sau khi lọt top 20 Hoa hậu Anh 2017, Laura Gooderham quyết định rời xa công việc ở Grimsby Telegraph sau một thời gian dài bận mải với các dự án trên danh nghĩa hoa hậu. Người đẹp sinh năm 1993 cho biết trên tờ HoldtheFrontPage rằng, cô sẽ đi học ngành sư phạm để trở thành một giáo viên.

Keyword đầu tiên có dấu

Julia La Roche là phóng viên kỳ cựu của tạp chí Business Insider

Đam mê cháy bỏng

Ngoài nhan sắc, kỹ năng trình diễn, những kiến thức khi làm báo cũng hỗ trợ rất nhiều cho sự nghiệp hoa hậu của Mayra Dias, Hoa hậu Brasil 2018.

Cô đăng quang cuộc thi năm 26 tuổi, khi đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí, có bằng thạc sĩ về truyền thông xã hội và là phóng viên đài truyền hình ở bang Amazonas, Brasil. Mayra bắt đầu sự nghiệp báo chí từ rất sớm với tư cách là phóng viên âm nhạc cho tờ báo lớn nhất Brasil, Folha de S.Paulo.

Cô cũng từng cộng tác với nhiều tờ báo như Tạp chí Teen Vogue,Contigo!, Isto É Gente, Viagem e Turismo… và là người dẫn chương trình của Spin Earth.

Nhớ lại một chương trình văn học mà cô tự tổ chức trên MTV Brasil vào năm 2009, Mayra kể rằng, cô đã có một công việc không thể tốt hơn.

“Thật tuyệt vời khi tôi có được xuất hiện trên MTV để nói về tác phẩm văn học của chính mình. Nhìn những gì tôi có, tôi ước mình biết lúc đó tôi đã một cơ hội tuyệt vời”.

Chia sẻ trên Fas-amazonas, người đẹp sinh năm 1992 cho hay: “Nghề báo đã mang lại cho tôi kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết giúp giao tiếp dễ dàng hơn như giọng nói và phong thái”.

Keyword đầu tiên có dấu

Hoa hậu Tuổi teen 2014 Starla Sampaco.

Với Hoa hậu Tuổi teen 2014 Starla Sampaco, báo chí là niềm đam mê của cô từ khi là cô bé 8 tuổi, mơ ước lớn nhất của cô là trở thành một nữ nhà báo, một người làm truyền hình.

Starla cho biết nữ phóng viên kỳ cựu của CNN Rudi Bakhtiar là người khơi nguồn cảm hứng cho cô.

“Tất cả bắt đầu khi tôi học lớp 3. Mỗi khi về nhà, thay vì xem Disney Channel, tôi sẽ bật CNN và xem tin tức. Tôi đặc biệt thích xem Rudi Bakhtiar. Tôi ngạc nhiên về cách cô ấy có thể giao tiếp với người khác, cả trước và sau ống kính”, người đẹp sinh năm 1996 nói trên The Seattle Times.

Hai năm sau ngày đăng quang, người đẹp Mỹ gốc Philippines đã xuất sắc giành được học bổng tham gia một lớp đào tạo chuyên sâu về nghề báo rất uy tín của Asian American Journalist Association.

Hiện, Starla đang là người dẫn chương trình và nhà sản xuất chương trình tin tức về công nghệ trực tuyến của GeekWire, TLDR.

Chia sẻ về công việc hiện tại của mình, Starla cho biết cô thường gặp và phỏng vấn những nhà lãnh đạo thành công. Cô thích nghe những khó khăn họ gặp phải, cách họ vượt qua những thử thách này và cách họ dùng những kinh nghiệm của mình để giúp đỡ người khác.

Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn khách mời của Starla được quay trực tiếp nên cô luôn tạo cảm giác thân thiện, thoải mái.

“Điều này đặc biệt quan trọng khi thực hiện phỏng vấn ghi hình. Đôi khi mọi người cảm thấy khó chịu khi họ biết rằng họ đang được ghi hình, vì vậy điều đó giúp họ cảm thấy như họ chỉ đang nói chuyện với người khác chứ không phải với máy quay”, Starla nói trên AAJA Seattle.

Keyword đầu tiên có dấu

Roxana Saberi làm nhà báo tự do cho nhiều cơ quan báo chí và truyền thông khác nhau, trong đó có BBC, NPR và Fox News.

Sự nghiệt ngã không từ một ai

Nghề báo chưa bao giờ là “việc nhẹ lương cao”, thậm chí còn phải đối mặt với hiểm nguy, trường hợp của nữ phóng viên tự do của BBC và National Public Radio, Roxana Saberi - cựu Hoa hậu Bắc Dakota 1997, top 10 Hoa hậu Mỹ là một ví dụ.

Cuối những năm 1990, Saberi làm phóng viên cho Đài KVLY, một chi nhánh của Đài Truyền hình NBC ở Fargo. Charley Johnson, giám đốc đài đánh giá cô là một phụ nữ thông minh, tinh tế và rất tò mò. Bạn bè cô cho rằng chính sự tò mò về gốc Iran đã khiến cô trở lại quê hương.

Đến năm 2009, nữ phóng viên người Mỹ gốc Iran bất ngờ bị nhà chức trách Iran bắt giữ vì mua một chai rượu - hành vi bị cấm ở Iran theo Luật Hồi giáo vào tháng 1/2009. Lúc này, cô đang hoàn tất quá trình nghiên cứu để viết một cuốn sách về văn hóa và con người Iran để trở về Mỹ, song, giấy tờ hành nghề nhà báo của Saberi cũng bị hết hạn.

Saberi bị cơ quan an ninh nước này cung cấp bằng chứng kết luận cô hoạt động gián điệp thông qua hành vi chuyển tin tức mật cho các cơ quan tình báo Mỹ.

Trong phiên tòa kín diễn ra vào ngày 13/4/2009, ở Iran, Saberi bị 8 năm tù giam - bản án được xem là cao nhất dành cho kiều dân hai quốc tịch. Saberi đã tuyệt thực suốt 2 tuần để phản đối bản án và phải nhập viện vào đầu tháng 5/2009 sau khi từ chối uống nước.

Bố của Saberi kể với Hãng thông tấn AP rằng, trong 6 năm sống tại Iran, thay vì để ý tới các vấn đề chính trị, Saberi rất quan tâm tới cuộc sống của người dân Iran và muốn viết về họ mỗi ngày để thế giới có thể hiểu văn hóa của quốc gia này.

Cuối cùng, nhờ nỗ lực của chính phủ Mỹ, cụ thể là Tổng thống Obama, Ngoại trưởng Hillary Clinton, các nhà lập pháp Bắc Dakota, các nhóm nhân quyền và chính phủ Nhật Bản…, đặc biệt là nỗ lực từ phía gia đình, Saberi đã được trả tự do vào ngày 11/5/2009 và đoàn tụ với cha mẹ mình, sau khi tòa phúc thẩm giảm án của cô xuống còn hai năm tù treo.

Theo baogiaothong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ