Cuộc sống khốn khó của nghệ sĩ Việt khi về già

Người hâm mộ từng xúc động khi một tờ báo miêu tả cuộc sống của nghệ sĩ Trần Hạnh với bữa cơm chiều đạm bạc chỉ cơm trắng với muối lạc. Có thể nói rất nhiều nghệ sĩ Việt rơi vào tình cảnh khốn khó khi về già.

Cuộc sống khốn khó của nghệ sĩ Việt khi về già
Nghệ sĩ Trần Hạnh với cuộc sống khốn khó hiện tại.

Nghệ sĩ Trần Hạnh với cuộc sống khốn khó hiện tại.

Cuộc sống khốn khó của nghệ sĩ Việt khi về già - ảnh 1

Mặc dù đã 86 tuổi nhưng nghệ sĩ Trần Hạnh vẫn phải bươn chải kiếm sống bằng cách bán một vài món hàng gần ga Trần Quý Cáp (Hà Nội). Vợ mất đã mấy năm, nghệ sĩ Trần Hạnh vừa phải chợ búa, cơm nước, giặt giũ vừa chăm sóc cậu con trai út bị ngớ ngẩn bởi di chứng của tai nạn giao thông.

Không phải ngẫu nhiên mà người nghệ sĩ già chuyên vào vai nông dân nghèo đất Bắc Trần Hạnh lại thốt lên: “Đời tôi còn khổ hơn phim”. Căn nhà của NSƯT Trần Hạnh nằm trong một con ngõ nhỏ ở gần ga Trần Quý Cáp.

Trong nhà không có nhiều đồ đạc, phòng khách cũng là phòng thờ và là chỗ ngủ của hai bố con. Chỗ ngủ đơn giản, chỉ là tấm chiếu mỏng được trải ra dưới lớp chăn cũ kỹ. Hỏi vì sao không kê đệm nằm cho đỡ lạnh và đau lưng, người nghệ sĩ nói mình không quen nằm đệm, nằm giường.

Cuộc sống khốn khó của nghệ sĩ Việt khi về già - ảnh 2

Khi nghệ sĩ Hồ Kiểng qua đời năm 2013 để lại nhiều tiếc thương và xót xa trong lòng người hâm mộ. Với "tài sản khổng lồ" là tham gia hơn 200 bộ phim, gần 50 vở kịch nói, hơn 300 vở kịch truyền thanh, 12 vở cải lương nhưng người nghệ sĩ này có cuộc sống vô cùng cơ cực lúc về già.

Trong suốt 30 năm cuối đời, Hồ Kiểng chỉ sinh hoạt trong căn phòng lụp xụp 17 m2, nguyên là nơi chứa máy phát điện ở đường Cao Thắng, Q.3, TP.HCM. Những vật dụng đáng giá nhất đối với ông là 2 bộ quân phục treo ở đầu giường cùng những bằng khen, bằng công nhận kỷ lục gia và nhiều ảnh cá nhân treo trên vách.

Cuộc sống khốn khó của nghệ sĩ Việt khi về già - ảnh 3

Nghệ sĩ Văn Hiệp lúc sinh thời chỉ sống trong một căn nhà ước chừng 8m2. Vật dụng trong nhà giản dị với chiếc bàn gỗ nhỏ để tiếp khách. Dù đóng nhiều phim nhưng thù lao quá ít ỏi, không đủ ông điều trị bệnh.Trong những năm khó khăn, vợ ông đã đi lao động xuất khẩu ở Đức để lo cho gia đình.

Lúc tuyệt vọng vì quá nhiều bệnh trong người, ông từng nói với con trai, nếu bố có làm sao thì để thở oxy một hai buổi rồi rút ra nhé, vì nhà mình chẳng có tiền.Vào ngày 9/4/2013, ông qua đời vì bệnh phổi và suy thận

Cuộc sống khốn khó của nghệ sĩ Việt khi về già - ảnh 4

Nghệ sĩ Mạc Can sinh năm 1945, trong một gia đình nghèo, đông anh em. Ông là người duy nhất theo đuổi con đường nghệ thuật. Suốt một đời theo đuổi và cống hiến cho nghệ thuật, nhưng đến cuối đời ông trở về với hai bàn tay trắng. Người nghệ sĩ già sống cô độc, không nhà, không vợ, không con và mang nhiều thứ bệnh trong người.

Nhiều lần vì không tìm được lối thoát cho những bi kịch đời mình, Mạc Can đã quyết tìm đến cái chết nhưng không thành. Theo ông, giờ bản thân chỉ ngồi chờ “qua phà”. Nguyện vọng của Mạc Can là khi qua đời được nằm gần hai người bạn thân: nhà văn Sơn Nam và nghệ sĩ Hồ Kiểng.

Theo tienphong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.