Càn Long viết 1 chữ gì khiến Hòa Thân tái xanh mặt?

Là vị đại thần được vua Càn Long trọng dụng, thế nhưng không biết vua Càn Long viết 1 chữ gì lại khiến Hòa Thân sợ mất vía.

Sau chuyến tuần Nam gặp vị đạo sĩ giang hồ, Càn Long trở về Tử Cấm Thành, trong lòng có nhiều bộn bề. Ông liền triệu kiến Hòa Thân – tên tham quan nịnh thần được Càn Long hết mực trọng dụng vào triều.  

Nói qua về Hòa Thân, Hòa Thân có thể có được sự tín nhiệm từ Càn Long bởi y cực kỳ giỏi nịnh, nịnh rất đúng mực, không ít không nhiều, khiến hoàng đế nghe cũng thoải mái.

Không chỉ vậy, Hòa Thân cung tiến rất nhiều tiền tài, làm quốc khố phong phú các đồ quý giá. Cuối cùng, Hòa Thân thực sự rất hiểu tâm ý của Càn Long. Nói cách khác, Hòa Thân chẳng khác gì tri kỷ của hoàng đế, luôn là người biết được thánh ý sớm hơn người khác.

Vua Càn Long vô cùng sủng ái Hòa Thân và nhắm mắt cho qua những tội trạng của y.
Vua Càn Long vô cùng sủng ái Hòa Thân và nhắm mắt cho qua những tội trạng của y.

Càn Long là một trong những vị hoàng đế thọ nhất Trung Quốc, ông truyền ngôi cho con khi đã qua 60 năm cầm quyền, thoái vị trở thành Thái thượng hoàng.

Nhưng ở tuổi 89, Càn Long vẫn minh mẫn giúp vua Gia Khánh xử lý triều chính, ra mệnh lệnh hết sức chính xác, khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc.

Có giai thoại kể lại về câu chuyện thoái vị của Càn Long. Trong 1 lần thiết triều, vua Càn Long đột nhiên viết 1 chữ "Thiện" trước mặt tất cả bá quan văn võ triều đình. Trong triều mọi người đều cười bởi nghĩ Càn Long ám chỉ ý "Thiện" là thiện ý, thế nhưng duy nhất chỉ có 1 mình Hòa Thân đứng sững, mặt mày tái mét.

Vì chính Hòa Thân hiểu rõ nhất ẩn ý thực sự của Càn Long phía sau chữ "Thiện" này là ý tứ muốn nhường ngôi – thiện vị!

Càn Long sùng bái nhất là ông nội Khang Hy, tình cảm của Càn Long và Khang Hy đôi khi còn sâu đậm hơn với Ung Chính. Theo đó, Càn Long lúc sinh thời đã thề rằng sẽ không ở ngôi lâu hơn ông nội của mình. Và sự thật là ông đã nhường ngôi sau khi tại vị được 60 năm, còn Khang Hy đã ở trên ngai vàng tới năm thứ 61.

Nhiều người cho rằng, việc chủ động nhường ngôi này là vì Càn Long không muốn bất kính với tổ phụ (ông nội).

Hòa Thân ỷ vào quyền cao chức trọng vơ vét của cải, không coi ai ra gì, quan hệ với các hoàng tử cũng rất kém. Càn Long nhường ngôi, hoàng tử nào lên làm hoàng đế cũng sẽ khiến Hòa Thân phải đối mặt với những sóng gió trước mắt, bởi vậy y mới tỏ ý lo lắng và sợ sệt.

Sau khi Càn Long qua đời, cái kết của Hòa Thân do vua Gia Khánh định đoạt.
 Sau khi Càn Long qua đời, cái kết của Hòa Thân do vua Gia Khánh định đoạt.

Quả đúng vậy, ngay sau khi Càn Long qua đời, vua Gia Khánh đã xử tội đại quan tham Hòa Thân. Ngày 12/2/1799, Hòa Thân bị bắt cùng với Phúc Trường An. Sau khi bị hạch tội, Gia Khánh đã ra chỉ dụ kết án Hòa Thân xử lăng trì, tịch thu gia sản.

Tuy nhiên sau đó, Gia Khánh lại quyết định miễn cho Hòa Thân khỏi cái chết đau đớn, thay vào đó bắt ông tự vẫn tại phủ và ân xá tha cho đại gia đình Hòa Thân.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ