Vận dụng STEM trong chương trình hình học trực quan lớp 6

GD&TĐ - Với chủ đề “Thiết kế và chế tạo sản phẩm có tính đối xứng” của cô Lê Hoàng Vi và lớp 6A3 đã giúp trò tham gia tiết học hào hứng, sáng tạo.

Cô Lê Hoàng Vi và học sinh lớp 6A3, Trường THCS Nguyễn Tri Phương trong tiết học chuyên đề
Cô Lê Hoàng Vi và học sinh lớp 6A3, Trường THCS Nguyễn Tri Phương trong tiết học chuyên đề

Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) vừa tổ chức chuyên đề cấp quận môn Toán năm học 2022-2023 qua tiết dạy báo cáo của cô Lê Hoàng Vi và các học trò lớp 6A3, Trường THCS Nguyễn Tri Phương. Đến dự tiết học có đại diện chuyên viên phụ trách môn Toán của Sở GD&ĐT Hà Nội; Ban giám hiệu và gần 60 giáo viên Toán các trường trong quận Ba Đình.

Phòng GD&ĐT quận Ba Đình lựa chọn nội dung chuyên đề “Vận dụng dạy học STEM trong chương trìnhhình học trực quan lớp 6" với chủ đề "Thiết kế và chế tạo sản phẩm có tính đối xứng” trong chương trình Toán lớp 6 bộ sách Cánh Diều.

Cô Nguyễn Khánh Vân - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương cho biết, chuyên đề là cơ hội để khám phá năng lực của thầy và trò cũng như tạo “con đường” chiếm lĩnh kiến thức mới (học bằng thực hành, lí thuyết được hình thành trong hoạt động thực tiễn). "Nhóm chuyên môn lên kế hoạch, xây dựng ý tưởng, tổ chức thực hiện và rút kinh nghiệm không chỉ là cách để bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ mà còn hiện thực hóa yêu cầu đổi mới dạy học theo tinh thần Chương trình GDPT 2018...", cô Nguyễn Khánh Vân chia sẻ.

Các nhóm học sinh lớp 6A3 thuyết minh sản phẩm trong tiết học chuyên đề.

Các nhóm học sinh lớp 6A3 thuyết minh sản phẩm trong tiết học chuyên đề.

Cô Khánh Vân cũng cho biết, nhà trường xây dựng chủ đề theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và được sự tư vấn hướng dẫn của các chuyên gia. Theo đó, cô Tôn Thị Thúy Diệu - Tổ trưởng tổ Tự nhiên 1 đã trình bày nội dung trong trao đổi cuối tiết dạy, chủ đề gồm 5 hoạt động diễn ra trong 3 tiết học thuộc phần Hình học trực quan lớp 6.

Cụ thể, hoạt động 1, xác định vấn đề hoặc yêu cầu chế tạo một sản phẩm gắn với nội dung bài học với các tiêu chí cụ thể. Hoạt động 2 là nghiên cứu kiến thức nền (bao gồm kiến thức trong bài học cần sử dụng để giải quyết vấn đề hoặc chế tạo sản phẩm theo yêu cầu) và đề xuất giải pháp thiết kế đáp ứng các tiêu chí đã nêu. Hoạt động 3, trình bày và thảo luận phương án thiết kế, sử dụng kiến thức nền để giải thích, chứng minh và lựa chọn, hoàn thiện phương án tốt nhất (trong trường hợp có nhiều phương án). Hoạt động 4: Chế tạo sản phẩm theo phương án thiết kế đã được lựa chọn; thử nghiệm và đánh giá trong quá trình chế tạo. Hoạt động 5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm đã chế tạo; điều chỉnh, hoàn thiện thiết kế ban đầu.

Thầy cô giáo đến dự và chúc mừng bài giảng của cô Lê Hoàng Vi tại buổi sinh hoạt chuyên đề.

Thầy cô giáo đến dự và chúc mừng bài giảng của cô Lê Hoàng Vi tại buổi sinh hoạt chuyên đề.

Với chủ đề “Thiết kế và chế tạo sản phẩm có tính đối xứng” của cô Lê Hoàng Vi với tập thể lớp 6A3, đã thể hiện tiết thứ 3 ứng với Hoạt động 5 trong cấu trúc bài học STEM nói trên. Giờ học của tập thể lớp 6A3 đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các chuyên viên của Sở/phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu các trường và giáo viên Toán trong quận Ba Đình.

Sau tiết dạy, ông Nguyễn Ngọc Thành và ông Đinh Hữu Lâm (Sở GD&ĐT Hà Nội) đề cao phương án dạy học bằng trải nghiệm sáng tạo thông qua thiết kế sản phẩm, dạy học STEM. Ông Đinh Hữu Lâm cũng hướng dẫn, chỉ đạo các chuyên viên, giáo viên môn Toán của quận Ba Đình về quy trình, cách thức xây dựng một tiết học STEM theo chuẩn mực. Đồng thời, gợi nhiều ý tưởng về kiến thức được thu nhận, năng lực được rèn luyện của mỗi học sinh khi thực hiện phương pháp dạy học này...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.