Vấn đề công bằng trong giáo dục ở Hong Kong

GD&TĐ - Nghiên cứu của một đại học ở Hong Kong mới đây đưa ra lời nhận xét: “Các cộng đồng dân cư ít người ở Hong Kong đang chịu nhiều “thiệt thòi” trong hệ thống giáo dục”.

HS mẫu giáo ở Hong Kong
HS mẫu giáo ở Hong Kong

Hong Kong hiện là nơi sinh sống của khoảng 365.000 dân thuộc các cộng đồng ít người, chiếm 6% trong tổng số dân cư trên đảo. Các cộng đồng dân cư ít người đó là người Ấn Độ, Pakistan, Nepan và Philippines đã sống qua nhiều thế hệ tại Hong Kong. Nghiên cứu này khám phá ra rằng trẻ em đến từ các gia đình thuộc cộng đồng dân cư ít người đã không nhận đủ sự trợ giúp trong việc học tiếng Quảng Đông, khiến cho trẻ bị tụt hậu lại phía sau và từ đó gây ra những hệ quả lâu dài trong thị trường việc làm.

Đặc khu hành chính này vẫn còn đang thiếu một chương trình giáo dục cho trẻ nói tiếng Hoa như một thứ ngôn ngữ thứ hai có thể giúp các học sinh biết nói tiếng Quảng Đông trong khi ngôn ngữ này là điều kiện bắt buộc cho nhiều dạng việc làm cũng như việc theo học tại các trường đại học ở Hong Kong.

Ông Raymond Ho, một thành viên cao cấp của Ủy ban các cơ hội bình đẳng (EOC) ở Hong Kong, phát biểu: “Điều kiện ngôn ngữ đã tạo ra một thứ rào cản cho các cộng đồng ít người nhằm nhận được sự công bằng trong giáo dục và thị trường lao động, nó có thể được xem là một hình thức gián tiếp của phân biệt đối xử”.

Trong quá khứ, đã có những tuyên bố cho rằng dân Trung Quốc “ít chấp nhận” về những người có làn da sẫm màu hơn. Đó là khẳng định của một báo cáo vào năm 2008 của UNISON - một tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của các cộng đồng ít người. Mức chấp nhận là thấp nhất trong lĩnh vực giáo dục.

Theo bà Holing Yip từ UNISON thì, nơi tốt nhất để bắt đầu học tiếng Hoa và gặp gỡ với những hoàn cảnh xuất thân khác chính là nhà trẻ. Nhưng Báo cáo hỗ trợ nhà trẻ (KSR) vào năm 2015 của tổ chức UNISON đã cho thấy rằng 62% các nhà trẻ sử dụng đặc quyền tiếng Quảng Đông làm ngôn ngữ giao tiếp.

Báo cáo cũng nói rằng các nhà trẻ tư nhân tỏ ra miễn cưỡng nhận đơn nhập học từ các bậc phụ huynh không phải người Trung Quốc, cũng như nhiều nhà trẻ yêu cầu trẻ phải rành rẽ các kỹ năng nói được tiếng Hoa từ năm 3 tuổi. Bà Holing Yip cho biết: “Nhiều bậc phụ huynh trong các cộng đồng ít người muốn con em mình học tiếng Quảng Đông ngay từ xuất phát điểm”. Và ngay cả việc nhận thông tin rằng làm thế nào để nộp đơn vào các trường Trung Quốc cỡ trung lại thường chỉ có sẵn với người nói tiếng Hoa.

Một số phụ huynh từ các cộng đồng ít người tỏ ra quá chán nản với thực tế này. Bà Holing Yip nhấn mạnh: “Sau rốt, các bậc phụ huynh lại phải đối mặt với quyết định liệu con em của họ có bị tổn thương không khi học ở một trường tiếng Trung, hoặc bị ảnh hưởng sau này ở thị trường lao động. Và đó không phải là một sự lựa chọn công bằng mà phụ huynh muốn làm”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.