Vaccine COVID-19 sắp về Việt Nam được vận chuyển, bảo quản thế nào?

GD&TĐ - Vaccine sẽ được nhập khẩu qua cảng hàng không, thông quan ngay khi về đến cảng, chuyển về kho để kiểm định. Việc vận chuyển vaccine tới các tuyến sẽ do cán bộ chuyên trách tiêm chủng đã được đào tạo thực hiện.

Vaccine COVID-19 sắp về Việt Nam được vận chuyển, bảo quản thế nào?

Bộ Y tế cho biết, chương trình COVAX - Giải pháp tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 toàn cầu, do Liên minh Vaccine và tiêm chủng toàn cầu (GAVI) và Tổ chức Y tế thế giới đã có thư xác nhận phân bổ 4,8 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 trong quý 1 và 2/2021.

Việt Nam được viện trợ vaccine Covid-19 AstraZeneca, tương tự loại Việt Nam đặt mua. Trên cơ sở ước tính hiện tại, chương trình này sẽ cung cấp đủ vaccine, vật tư tiêm chủng cho 15-16% dân số của 92 quốc gia thành viên chương trình, trong đó có Việt Nam.

Vaccine do COVAX hỗ trợ sẽ được miễn phí nhập khẩu, nhập khẩu qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất và thông quan lập tức ngay khi về đến cảng, chuyển về kho quốc gia hoặc kho khu vực để kiểm định. Việc vận chuyển vaccine tới các tuyến sẽ do cán bộ chuyên trách tiêm chủng đã được đào tạo thực hiện.

Bộ Y tế cũng đã khảo sát hệ thống kho lạnh hiện có và khẳng định hệ thống kho lạnh hiện có có thể bảo quản cùng lúc 3 triệu liều ở nhiệt độ âm sâu (-70 độ C), 1,8 triệu liều ở nhiệt độ -25 đến -15 độ C và sẵn sàng bảo quản hàng chục triệu liều ở nhiệt độ 2-8 độ C (hầu hết vaccine cần bảo quản ở nhiệt độ này).

Với số lượng 4.886.600 liều vắc xin ngừa COVID-19 được COVAX dự kiến cung ứng cho Việt Nam (25-35% trong Quý I/2021 và 65-75% trong Quý II/2021), sẽ được phân bổ cho các nhóm đối tượng như sau:

Quý I/2021: Khoảng 1,2 triệu liều tương đương với 600.000 người gồm nhân viên y tế và nhân viên tham gia chống dịch.

152611981_1051045822059043_1545866362155482912_n

Quý II/2021: COVAX cung ứng khoảng 3,6 triệu liều tương ứng với 1,8 triệu người. Đối tượng triển khai là cán bộ Hải quan, cán bộ ngoại giao, lực lượng quân đội, lực lượng công an và giáo viên.

153023156_2990144031271797_2762323279628000178_n

Quý III, IV-2021: Theo thông báo, COVAX Facility sẽ hỗ trợ vắcxin cho các quốc gia để tiêm chủng cho tối đa 20% dân số. Số vắc xin còn lại COVAX Facility dự kiến hỗ trợ từ Quý III-2021, cụ thể:

Số lượng: Khoảng 33 triệu liều tương ứng với 16 triệu người. Đối tượng triển khai là giáo viên, người trên 65 tuổi.

152556472_480845603305072_1870691047033816375_n

GS, TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế, cho biết, tổng số vaccine từ chương trình COVAX viện trợ cho Việt Nam năm 2021 là 30 triệu liều, trong đó chủ yếu sử dụng vào nửa cuối năm 2021.

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến với các tỉnh, thành phố ngày 19/2, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, ước tính năm 2021, để tiêm đủ dân số, Việt Nam cần tới 150 triệu liều vaccine. Hiện chắc chắn đã có 60 triệu liều, bao gồm 30 triệu liều từ chương trình COVAX và 30 triệu liều đặt mua từ hãng AstraZeneca cam kết cung cấp cho Việt Nam.

Trước đó, Cục Quản lý dược thuộc Bộ Y tế có văn bản gửi Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam, đồng ý cho công ty này nhập khẩu vaccine "COVID-19 vaccine AstraZeneca" số lượng 204.000 liều. Dự kiến lô vaccine này sẽ về Việt Nam trong tuần này.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, đây là những liều vaccine AstraZeneca đầu tiên trong khoảng 110 triệu liều dự kiến sẽ được cung ứng cho Việt Nam trong năm 2021.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết ước tính năm 2021, để tiêm đủ dân số, Việt Nam cần tới 150 triệu liều. Hiện chắc chắn đã có 60 triệu liều từ chương trình COVAX và từ hãng AstraZeneca cam kết cung cấp cho Việt Nam.

Bộ Y tế, với sự hỗ trợ của các cơ quan, đặc biệt là sứ quán Việt Nam tại các quốc gia sản xuất vaccine phòng COVID-19, vẫn đang nỗ lực tối đa để có đủ vaccine cho toàn dân trong thời gian sớm nhất.

Việc sử dụng vaccine, lãnh đạo Bộ Y tế cho hay tuân thủ đúng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và các quy định pháp luật có liên quan trong phòng chống bệnh truyền nhiễm.

GS Trần Văn Thuấn thông tin thêm, Việt Nam sẽ ưu tiên tiêm phòng trước cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao, lực lượng bộ đội, công an, những người lao động thiết yếu phục vụ ở khu cách ly, tuyến đầu chống dịch, người dân vùng có dịch và nhóm người cao tuổi, bệnh nền, dễ bị tổn thương, phải chăm sóc kéo dài ở các cơ sở y tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ