Vắc-xin ngừa Covid-19 đợt 2 được phân bổ ra sao?

GD&TĐ - Tối 7/4, Bộ Y tế đã ra quyết định phân bổ vắc-xin ngừa Covid-19 đợt 2. Theo đó, 811.200 liều vắc-xin của AstraZeneca sẽ được phân bổ tới 63 tỉnh, thành phố, lực lượng công an, quân đội.

Hiện tượng đông máu sau tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 của
AstraZeneca là rất hiếm gặp.
Hiện tượng đông máu sau tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca là rất hiếm gặp.

Sáng 8/4, Bộ Y tế cho biết, 12 giờ qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Như vậy, tổng số bệnh nhân ở nước ta là 2.659 người. Tới nay, có thêm 1.198 người được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19.

Sau tròn một tháng triển khai, tổng số người được tiêm vắc-xin là 55.151 tại 19 tỉnh/thành phố.

Tối 7/4, Bộ Y tế đã ra quyết định phân bổ vắc-xin ngừa Covid-19 đợt 2. Theo đó, 811.200 liều vắc-xin của AstraZeneca sẽ được phân bổ tới 63 tỉnh, thành phố, lực lượng công an, quân đội. Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế.

Theo danh sách này, TPHCM và Hà Nội là 2 địa phương được phân bổ vắc-xin nhiều nhất. Trong đó, TP.HCM là 56.250 liều, Hà Nội là 53.350 liều. Với Hải Dương - khu vực có dịch trong thời gian qua, sẽ có 43.700 liều vắc-xin được phân bổ. Các tỉnh Thanh Hóa là 20.200 liều, Nghệ An 18.500, Bắc Giang 13.000 liều...

Bộ Y tế yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), Dự án Tiêm chủng mở rộng khu vực thực hiện tiếp nhận, gửi mẫu kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển vắc-xin ngay tới các địa phương, đơn vị theo danh sách. Nhờ đó, tổ chức triển khai tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 theo quy định.

Sở Y tế các tỉnh thành chỉ đạo các đơn vị tiếp nhận vắc-xin, bảo quản theo quy định và triển khai tiêm chủng ngay khi tiếp nhận theo đúng Nghị quyết số 21 của Chính phủ. Quá trình này được yêu cầu hoàn thành trước ngày 15/5.

Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chủ động tiếp nhận, triển khai tiêm cho các nhóm theo thẩm quyền quản lý, gồm lực lượng Trung ương và địa phương. Những người đã tiêm vắc-xin đợt 1 được tiêm mũi 2 khi đủ thời gian 4 tuần trở lên.

Mới đây, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) công bố, việc ghi nhận trường hợp đông máu sau tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca là tác dụng phụ “rất hiếm gặp”.

EMA đồng thời đánh giá, lợi ích của vắc-xin AstraZeneca lớn hơn rủi ro. Vì thế, tổ chức này khuyến cáo, các quốc gia tiếp tục sử dụng vắc-xin của AstraZeneca.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đã áp dụng tất cả biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn trong tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

“Một số người có phản ứng nặng sau tiêm. Tuy nhiên, hệ thống y tế của Việt Nam đã xử lý hiệu quả và những trường hợp này đã bình phục”, lãnh đạo ngành y tế khẳng định.

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức thông báo: Hệ thống quản lý quốc gia về vắc-xin của Việt Nam (NRA) đã đạt Cấp độ hoàn thiện 3. Đây là mức cao thứ hai trong thang đánh giá phân loại của WHO về hệ thống quản lý quốc gia.

Quá trình đánh giá NRA được WHO thực hiện theo công cụ đánh giá toàn cầu, với các chức năng và tiêu chí cụ thể. Nhờ đó, nhằm bảo đảm chất lượng, tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin lưu hành trên thị trường.

Hệ thống NRA về vắc-xin của Việt Nam được duy trì và phát triển trong những năm qua. Hệ thống đáp ứng nhu cầu về vắc-xin trong nước. Đồng thời, tạo tiền đề xuất khẩu các vắc-xin sản xuất trong nước và đóng góp vào chuỗi cung ứng vắc-xin toàn cầu.

Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất được 11 loại vắc-xin phòng 11 bệnh cho chương trình Tiêm chủng mở rộng: Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, sởi, rubella, bại liệt. Ngoài ra, nước ta có thể sản xuất nhiều loại vắc-xin khác như: Cúm mùa, H5N1, Rotavirus.

Trong lần đánh giá gần nhất, hệ thống NRA về vắc-xin của Việt Nam đạt cấp độ hoàn thiện 3 ở 8/9 chức năng về quản lý vắc-xin. Hệ thống NRA đang nỗ lực cải thiện để có thể mở rộng cho mảng dược phẩm và các sản phẩm y tế khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.