Vắc-xin “lấy lòng” hàng xóm

GD&TĐ - Ấn Độ đã chính thức triển khai chương trình tiêm chủng Covid-19 vào ngày 16/1, khởi động “cuộc tập trận” lớn nhằm phòng ngừa đại dịch cho hàng trăm triệu người.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Và, với quốc gia này, sự hối hả bắt đầu. Ấn Độ đã là nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới. Nếu điều này thành công, nỗ lực tiêu diệt Covid-19 của Ấn Độ có thể thay đổi vận mệnh đất nước. Nhờ đó, mang lại danh tiếng toàn cầu cho quốc gia này.

Vắc-xin AstraZeneca, có tên địa phương là Covidshield, đã được phê duyệt để sản xuất cách đây vài tuần, cùng vắc-xin được thực hiện tại địa phương bởi Bharat Biotech.

Các bác sĩ và nhân viên y tế tuyến đầu sẽ là những người đầu tiên tiêm vắc-xin. Sau đó sẽ là nhóm trên 50 tuổi và người bị bệnh hoặc suy giảm miễn dịch. Một số người Ấn Độ sẽ phải đợi hàng tháng để nhận được vắc-xin. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận với vắc-xin thông qua thị trường y tế tư nhân.

Đợt tiêm chủng ban đầu được tài trợ bởi chính phủ. Công ty sản xuất Covidshield, Viện Huyết thanh của Ấn Độ, cho biết đã dự trữ hàng chục triệu liều vắc-xin. Đồng thời, tổ chức này sẽ tìm cách sản xuất 100 triệu liều vắc-xin mỗi tháng.

Nếu đạt được mục tiêu này, đó sẽ là một nỗ lực phi thường, ở quốc gia thực sự cần nỗ lực siêu phàm để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Bên cạnh đó, một loại vắc-xin khác đã được Bharat Biotech phê duyệt là Covaxin. Tuy nhiên, không ít tranh cãi nảy ra xung quanh vắc-xin này.

Bởi, các nhân viên y tế và nhà khoa học cho rằng, không có bằng chứng đầy đủ về hiệu quả của Covaxin. Đồng thời, những người này bày tỏ lo ngại khi vắc-xin này có lẽ đã được phê duyệt quá sớm. Song, kết quả cuối cùng vẫn là, Covaxin đã được lưu hành. 

Tới nay, không ít quốc gia trên thế giới bày tỏ mong muốn đặt mua vắc-xin của Ấn Độ. Cụ thể, Morocoo, Ả-rập Xê-út, Myanmar, Bangladesh và Nam Phi đều nằm trong số các quốc gia yêu cầu dự trữ vắc-xin.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã yêu cầu Ấn Độ cung cấp hai triệu liều vắc-xin, dù nhà lãnh đạo này từng bày tỏ hoài nghi về Covid-19. Đây được coi là một tín hiệu khác về niềm tin ngày càng tăng mà cộng đồng toàn cầu dành cho khả năng cung cấp vắc-xin của Ấn Độ.

Thậm chí, các chuyên gia cho rằng, cơ sở hạ tầng du lịch y tế hiện có của Ấn Độ sẽ được thúc đẩy nhanh chóng nhờ vắc-xin Covid-19. Một số báo cáo ghi nhận về việc người nước ngoài muốn đến Ấn Độ để được tiêm chủng.

Theo đó, người Mỹ, đặc biệt là nhóm có thị thực Công dân Ấn Độ ở nước ngoài (OCI), sẽ bay đến quốc gia đông dân này và chấp nhận cách ly 14 ngày để được tiêm vắc-xin, thay vì đợi hơn 6 tháng ở nhà.

“Ấn Độ đã sẵn sàng cứu nhân loại bằng hai loại vắc-xin “Made In Ấn Độ”, Thủ tướng Narendra Modi từng tuyên bố.

Ấn Độ cũng sử dụng vắc-xin Covid-19 như một cách để “thu phục” trái tim và khối óc của một số người trong khu vực. Quốc gia này được cho là sẽ tặng khoảng 10 triệu liều vắc-xin cho các nước láng giềng Nam Á như Afghanistan, Bhutan, Bangladesh, Nepal, Sri Lanka và Maldives.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ