Vắc-xin Covid-19 AstraZeneca gây đông máu: Người dân không nên quá lo ngại

GD&TĐ - Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, hầu hết mọi người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca được vài năm, nên không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến đông máu.

Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Việt Nam đã đặt mua 30 triệu liều vắc-xin của AstraZeneca.
Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Việt Nam đã đặt mua 30 triệu liều vắc-xin của AstraZeneca.

Mới đây, AstraZeneca đã lần đầu tiên thừa nhận vắc-xin Covid-19 có thể gây cục máu đông.

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vắc-xin Covid-19 của Astra Zeneca cũng đã được cảnh báo.

Theo ông Khuê, đông máu cũng là tác dụng phụ Việt Nam đã cảnh báo đến người dân khi tổ chức tiêm vắc-xin Covid-19. Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng chặt chẽ. Người dân phải đo huyết áp, khám sàng lọc cũng như theo dõi chặt chẽ trước, trong, sau tiêm.

PGS Khuê cho biết, hầu hết mọi người đã tiêm vắc-xin Covid-19 AstraZeneca được vài năm (giai đoạn 2021 - 2022), nên không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến đông máu.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố đông máu hiếm gặp ở người sau tiêm, như cần nhập viện khi nhức đầu dữ dội; đau bụng, đau lưng; buồn nôn và nôn; thay đổi thị lực..

Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Việt Nam đã đặt mua 30 triệu liều vắc-xin của AstraZeneca, kèm theo các đợt viện trợ. Đến giữa năm 2023, nước ta tiêm hơn 266,5 triệu liều. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vắc-xin cao nhất thế giới. Vắc-xin Covid-19 có hiệu quả trong phòng bệnh và các biến chứng do nCoV gây ra, giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong.

Theo Telegraph, AstraZeneca đã lần đầu tiên thừa nhận trong tài liệu pháp lý đệ trình lên Tòa án tối cao rằng, vắc-xin Covid-19 của họ: "Trong những trường hợp rất hiếm có thể gây ra huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu (TTS)".

Các cơ quan quản lý trên khắp thế giới liên tục khẳng định rằng, lợi ích của việc tiêm chủng vượt trội hơn so với các rủi ro của các tác dụng phụ vốn rất hiếm hoi.

Các nghiên cứu độc lập cho thấy, vắc-xin AstraZeneca rất hiệu quả trong việc chống lại đại dịch, cứu sống hơn 6 triệu người trên toàn thế giới trong năm đầu tiên của việc triển khai.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố vắc-xin an toàn và hiệu quả cho tất cả các cá nhân từ 18 tuổi trở lên và tác dụng phụ (liên quan vụ kiện) là "rất hiếm hoi".

Vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca hiện không còn được sử dụng ở Anh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều tỉnh thành phía Bắc thiệt hại nặng nề sau bão Yagi. Ảnh: INT

Những siêu bão năm Giáp Thìn

GD&TĐ - Nhìn vào lịch sử những cơn bão lớn gây hậu quả nghiêm trọng, thật là trùng hợp khi chúng đang lặp lại theo chu kỳ 60 năm.

10 ngày phản công Kursk

10 ngày phản công Kursk

GD&TĐ - Sau gần 10 ngày phản công ở Kursk, quân Nga đã giành lại nhiều làng mạc và thị trấn, bản đồ khu vực kiểm soát của Ukraine đã bị thu hẹp đáng kể.