Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã theo dõi nguy cơ đột quỵ của gần 3.000 bệnh nhân và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớcủa 1.500 người khác. Họ phát hiện ra rằng những người uống đồ uống làm từ chất ngọt nhân tạo có nguy cơ cao bị đột quỵ hoặc chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer trong 10 năm theo dõi.
Trên thực tế, những người uống một hoặc nhiều đồ uống có nhiều vị giác nhân tạo mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ gấp 3 lần - loại đột quỵ phổ biến nhất, xảy ra khi khối máu đông chặn dòng máu tới não hơn so với những người không uống bất kỳ loại nước uống nào kể trên. Ngoài ra, những người uống loại nước có đường nhân tạo cũng có gấp 3 lần nguy cơ được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer.
Có một số cơ chế sinh lý có thể xảy ra: Một là chất làm ngọt nhân tạo có liên quan đến sự không dung nạp glucose làm các tế bào hấp thụ đường vào máu, cho phép nó tích tụ có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Và bệnh tiểu đường là một yếu tố nguy cơ được biết đến với chứng sa sút trí tuệ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết cần phải có thêm nhiều nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân và hậu quả - trước khi có kết luận chính xác về tác dụng của chất làm ngọt nhân tạo trên não. Trước khi có nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, chúng ta hãy hạn chế uống các loại nước uống có đường để giảm nguy cơ mắc bệnh.