UNICEF: Trường đóng cửa khiến trẻ em Tây và Trung Phi rơi vào nguy hiểm

GD&TĐ - Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cảnh báo, chỉ 1/3 quốc gia ở Tây và Trung Phi mở cửa trở lại trường học sau Covid-19.

Học sinh ở Cotonou (Benin) trở lại trường học vào ngày 11/5.
Học sinh ở Cotonou (Benin) trở lại trường học vào ngày 11/5.

Điều này khiến trẻ em có nguy cơ tảo hôn, mang thai sớm và tham gia các băng đảng.

6 tháng sau khi các trường học trên toàn khu vực đóng cửa do sự bùng phát của Covid-19, chỉ 7 trong số 24 quốc gia tại châu Phi có thể áp dụng những biện pháp giúp các lớp học an toàn hoạt động trở lại. Các quốc gia này bao gồm: Benin, Burkina Faso, Cabo Verde, Chad, Cộng hòa Congo, Guinea Xích đạo và Sierra Leone.

“Chúng tôi không có thời gian để lãng phí. Với mỗi ngày trôi qua, hàng triệu trẻ em và thanh thiếu niên không thể tiếp cận những cơ hội học tập một cách an toàn. Họ đang bỏ lỡ quyền được giáo dục và khiến tương lai rơi vào rủi ro”, Marie - Pierre Poirier - Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của UNICEF cho biết.

Việc thực hiện các biện pháp cơ bản nhất để ngăn sự lây lan của Covid-19 trong trường học là điều vô cùng khó khăn. Ở Guinea-Bissau, chỉ 12% trường học được sử dụng xà phòng và nước để rửa tay. Theo UNICEF, con số này là 15% ở Niger, 22% ở Senegal và 25% ở Burkina Faso. Cũng theo tổ chức này, việc giãn cách trong lớp gần như là không thể.

Bởi, các lớp học quá đông và không đủ giáo viên để hỗ trợ trẻ.

UNICEF cho biết, ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, khoảng 41 triệu trẻ em và thanh thiếu niên ở Tây và Trung Phi không được đến trường. Con số này chiếm 1/3 số trẻ em không được đến trường trên thế giới. Các trường học đóng cửa càng lâu, khả năng cao là trẻ em sẽ bỏ học hoàn toàn. 

Nhiều quốc gia cố gắng duy trì các hình thức giáo dục. Tuy nhiên, với khóa học trên đài phát thanh, truyền hình và Internet, gần 1/2 học sinh trong khu vực không thể tiếp cận phương pháp học từ xa này.

Theo The Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.