Ung thư miệng - loại ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới, gặp nhiều nhất ở độ tuổi 60 - 70

Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư miệng đều được chẩn đoán bệnh khi đã tiến triển tới giai đoạn cuối, tổn thương lan rộng trong khoang miệng và tới nhiều cơ quan trong cơ thể, gây ra khá nhiều khó khăn trong điều trị và duy trì sức khỏe. Do đó cần tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh.

Ung thư miệng - loại ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới, gặp nhiều nhất ở độ tuổi 60 - 70

Sơ lược về bệnh ung thư miệng

Bệnh ung thư miệng xảy ra khi có sự đột biến của các tế bào trong khoang miệng. Các tế bào này liên tục phân chia và sản sinh không ngừng nghỉ, xâm lấn và ảnh hưởng xấu đến các chức năng của khoang miệng.

Bệnh ung thư miệng có thể xuất hiện ở một vị trí bất kỳ trong khoang miệng như lưỡi, môi, má, lợi, sàn miệng, vòm miệng, tuyến nước bọt,… Đây là một trong 6 loại ung thư thường gặp nhất của cơ thể và cũng là một trong 10 bệnh ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam.

Ung thư miệng là loại ung thư có thể phát hiện sớm vì vị trí này khá dễ quan sát và nhận biết các dấu hiệu thay đổi nhưng phần lớn bệnh nhân đều đi khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Lý do là bệnh nhân thường nhầm lẫn những triệu chứng ung thư miệng với các bệnh nhiễm trùng đường miệng thông thường khác.

Đánh giá sự nguy hiểm của ung thư miệng: Đây là loại ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới sau một số loại ung thư khác, xếp thứ 4 trong các ca ung thư ở nam và thứ 8 trong các ca ung thư ở nữ.

Ung thu mieng - loai ung thu pho bien thu 6 tren the gioi, gap nhieu nhat o do tuoi 60 - 70 - Anh 1

Ung thư miệng có nguy cơ rõ rệt đối với người ở độ tuổi sau 40, gặp nhiều nhất là ở độ tuổi 60 – 70.

Nguyên nhân của bệnh

Nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này là thuốc lá và rượu. Những người có thói quen hút thuốc và uống rượu đứng trước nguy cơ ung thư miệng rất cao.

Bên cạnh đó, người có thói quen nhai trầu, xỉa thuốc cũng dễ bị ung thư miệng ở vị trí mặt trong má.

Tiếp xúc dài ngày với tia UV, ánh nắng mặt trời có thể gây ra ung thư môi – một dạng của ung thư miệng.

Một nguyên nhân không ngờ là vệ sinh răng miệng kém, dùng răng giả không đúng cách cũng có thể dẫn đến kích thích niêm mạc gây ung thư.

Ung thư miệng tuy nguy hiểm nhưng có thể chữa trị dứt hoàn toàn nếu được phát hiện trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, nếu phát hiện trễ, khi tình trạng ung thư đã vào giai đoạn hai, bệnh nhân chỉ có thể kéo dài cuộc sống trong vòng 5 năm.

Bởi thế, việc đề phòng và phát hiện ra những triệu chứng, dấu hiệu của căn bệnh ung thư miệng là rất quan trọng nhằm đem lại cơ hội điều trị cho người mắc bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Tiết lộ nguyên tắc 4E giúp bệnh nhân chiến thắng căn bệnh ung thư

Nên đi khám ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện lạ

– Cảm thấy khó nhai, khó nuốt, tăng tiết nước bọt.

– Loét miệng 2 tuần không lành.

– Miệng có tổn thương dạng xơ cứng, dạng chồi bông cải.

– Vết nhổ răng mãi không lành.

– Xuất hiện mảng trắng hoặc đen, đỏ trong khoang miệng.

– Răng lung lay không tìm ra nguyên nhân.

Theo SKCĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thông báo tuyển dụng

Thông báo tuyển dụng

GD&TĐ - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển dụng viên chức (diện xét tuyển viên chức) năm 2024 như sau: