Ứng dụng thiết bị hiện đại trong dạy - học tiếng Anh

Ứng dụng thiết bị hiện đại trong dạy - học tiếng Anh
Các thiết bị hiện đại sẽ giúp người học tiếp cận kiến thức nhanh hơn và đa dạng hơn
Các thiết bị hiện đại sẽ giúp người học tiếp cận kiến thức nhanh hơn và đa dạng hơn
 

(GD&TĐ) - Sử dụng các giáo trình học trên điện thoại di động kết hợp cách đào tạo từ xa qua mạng có thể đào tạo hàng vạn giáo viên trên toàn quốc, cho cả vùng sâu vùng xa, với kinh phí thấp nhưng chất lượng vẫn bảo đảm.

Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Trọng Giao - tác giả của phương pháp dạy ngoại ngữ cho rất nhiều người - tại buổi Hội thảo chuyên đề: "Công nghệ học tiếng Anh nhanh BBST” trên điện thoại di động được tổ chức hôm nay (13/12) tại Hà Nội.

Tham gia Hội thảo có các ông: Trịnh Ngọc Thái - Phó Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam; Trịnh Ngọc Thạch - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhii đồng của Quốc hội; Lê Việt Khuyến - Hiệp hội các trường ĐH - CĐ ngoài công lập Việt Nam;  Ngô Doãn Đức - Phó Chủ tịch hội Kiến trúc sư Việt Nam, cùng các giảng viên, sinh viên Trường Đại học Nguyễn Trãi.

TS. Nguyễn Trọng Giao cho rằng: Để có thể dạy và học chuyên môn qua tiếng Anh, cần tận dụng tối đa sự tiến bộ của công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, đặc biệt là các phần mềm tổng hợp âm thanh hiện đại trên máy tính, điên thoại di động, máy tính bảng... Các công cụ này sẽ giúp người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, với nhiều giọng chuẩn và nguồn dữ liệu phong phú.

Phương pháp học ngoại ngữ nhanh BBST được xây dựng trên nền tảng các phương pháp luận sư phạm hiện đại nhằm giúp cho người châu Á học nhanh tiếng Anh so với phương pháp truyền thống từ 3 - 5 lần. Phương pháp BBST đã ứng dụng ở Việt Nam khoảng 20 năm trở lại đây tại một số trường đại học.

Các đại biểu tại hội thảo
Các đại biểu tại hội thảo
 

Bắt đầu từ bậc THPT, các em học sinh có thể tham gia lớp tiếng Anh nền tảng kéo dài trong 3 tháng, mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi học 90 phút nhằm xây dựng hệ thống ngữ pháp vững vàng theo tiêu chuẩn và có thể nghe, nói ở mức độ thông dụng. Những người đang theo học tiếng Anh từ trình độ A trở lên cũng có thể áp dụng phương pháp BBST để có kết quả học tập tốt.

Nhược điểm của phương pháp BBST chính là thời gian học phải kéo dài, thường sau vài năm học viên mới nắm vững các quy luật ngữ pháp. Hơn nữa tình huống trong sách và tình huống đời thường có sự khác nhau, nên đôi khi học viên gặp lúng túng khi bước từ sách vở vào cuộc sống thực.

Thảo luận tại Hội thảo, các chuyên gia đều nhận định BBST là phương pháp đổi mới và hiệu quả để dạy và học tiếng Anh. Muốn vậy, chương trình cần phải dạy theo chương trình tiêu chuẩn, cập nhật thường xuyên và phải có tư duy trực tiếp.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, TS Nguyễn Tiến Luận - Chủ tịch HĐQT ĐH Nguyễn Trãi - cho rằng: “BBST là một nghiên cứu khoa học có thể áp dụng dạy và học đa ngôn ngữ. Học ngoại ngữ không khó, quan trọng phải tiếp cận đúng phương pháp, tạo cho bản thân văn hóa và ý thức về việc học, phải học mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi sẽ ứng dụng công nghệ BBST và thử nghiệm trước tiên vào khối THPT.

Lan Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.